Các quan điểm đã nhận được sự đồng thuận, và những quan điểm còn gây tranh cãi

Những cuộc tranh cãi cực kỳ gay gắt giữa các nhà tâm lý học lâm sàng và các nhà nghiên cứu tâm lý đã lắng dịu phần nào, nhưng những bất đồng vẫn còn. Mọi người đều đồng ý rằng có thể có một trải nghiệm thời thơ ấu, họ đã không nghĩ về nó trong nhiều năm và nhớ lại nó sau này (McNally & Geraerts, 2009). Câu hỏi đặt ra là tần suất (nếu có) các kỹ thuật trị liệu như gợi ý và thôi miên làm tăng khả năng nhớ lại chính xác những ký ức cũ, và tần suất chúng cấy ghép những ký ức sai lệch. Trong những năm qua, hầu hết các nhà trị liệu tâm lý đã trở nên ít tin tưởng hơn rằng liệu pháp có thể khôi phục những ký ức cũ, và chấp nhận nhiều hơn ý tưởng rằng những gợi ý có thể cấy ghép những ký ức sai lệch, nhưng nhìn chung mà nói, các nhà trị liệu tin vào vào sự đè nén ký ức hơn các nhà nghiên cứu và nhiều khả năng họ tin rằng họ có thể khôi phục những ký ức bị đè nén (Patihis, Ho, Tingen, Lilienfeld, & Loftus, 2014). Thật kỳ lạ, những người đại diện cho công chúng – bao gồm thẩm phán, bồi thẩm đoàn và cảnh sát – thậm chí họ tin vào vào sự đè nén ký ức và khả năng hồi phục ký ức bị đè nén hơn những nhà trị liệu tâm lý (Benton, Ross, Bradshaw, Thomas, & Bradshaw, 2006; Patihis và cộng sự, 2014). Các nhà nghiên cứu không cố chấp bác bỏ mọi báo cáo về trí nhớ được phục hồi, nhưng họ đặc biệt khuyên bạn nên coi những báo cáo đó là không chắc chắn cho đến khi và trừ khi có bằng chứng độc lập hỗ trợ báo cáo.

Kiểm tra nội dung vừa đọc

  1. Thiên kiến nhận thức muộn giống với “trí nhớ sai lệch” được cấy ghép theo cách nào?

Câu trả lời

  1. Trong trường hợp thiên kiến nhận thức muộn, điều gì đó bạn học được sau này hoạt động giống như một gợi ý, để khi bạn cố gắng nhớ lại những gì bạn đã nghĩ trước đây, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi gợi ý đó và thay đổi ký ức đã được báo cáo của bạn để phù hợp với nó.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply