
Các phương pháp kiểm tra trí nhớ
Methods of Testing Memory
Gần như tất cả mọi người đều đôi lúc có sự trải nghiệm đầu lưỡi (tip-of-the-tongue experience) (một thông tin gì đó mà tự nhiên không nhớ ra được) (Brown & McNeill, 1966). Bạn muốn nhớ một từ hoặc một cái tên, và tất cả những gì bạn có thể nghĩ đến là một thứ gì đó tương tự mà bạn biết là không đúng. Có lần tôi đang cố nhớ tên của một nhà nghiên cứu cụ thể, và tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là Bhagavad Gita (thánh văn của người Hindu). Cuối cùng tôi nhớ ra cái tên: Paul Bach-y-Rita. Trong trải nghiệm đầu lưỡi, bạn có thể biết chữ cái đầu tiên, số lượng âm tiết và nhiều thứ khác, ngay cả khi bạn không thể tự tạo ra từ đó.
Nói cách khác, trí nhớ không phải là hoặc có tất cả hoặc không có gì. Bạn có thể nhớ hoặc không nhớ điều gì đó tùy thuộc vào cách người khác kiểm tra bạn. Chúng ta hãy cùng xem xét các phương pháp kiểm tra trí nhớ chính. Trong chặng đường tiếp theo, chúng ta bắt đầu phân biệt các loại trí nhớ khác nhau.
Hồi tưởng tự do
Free Recall
Một phương pháp đơn giản cho nhà nghiên cứu (mặc dù không đơn giản cho người được thử nghiệm) là yêu cầu hồi tưởng tự do (free recall). Hồi tưởng lại điều gì đó là để tạo ra một câu trả lời, giống như bạn làm trong các bài kiểm tra tự luận hoặc bài kiểm tra câu trả lời ngắn. Ví dụ, “Hãy cho tôi biết bạn đã làm gì hôm nay.” Hầu hết mọi người sẽ trả lời bằng một bản tóm tắt rất ngắn gọn, mặc dù họ có thể giải thích chi tiết cho các câu hỏi tiếp theo. Hồi tưởng tự do hầu như luôn luôn giảm bớt số lượng thực tế mà bạn biết. Nếu bạn cố gắng kể tên tất cả những bạn bè hồi lớp hai của bạn, bạn có thể không làm tốt, nhưng khả năng hồi tưởng thấp không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn quên chúng.
Hồi tưởng có gợi ý
Cued Recall
Độ chính xác của bạn được cải thiện với hồi tưởng có gợi ý (cued recall), trong đó bạn nhận được những gợi ý đáng kể về tư liệu. Ví dụ, một bức ảnh chụp bạn bè trong lớp học cấp hai của bạn (xem ▼ Hình 7.3) hoặc danh sách tên viết tắt của họ sẽ giúp bạn nhớ ra.
Hãy thử cách này: Che phía bên phải của ■ Bảng 7.1 và cố gắng xác định các tác giả của mỗi cuốn sách ở bên trái. Sau đó, khám phá phía bên phải, tiết lộ tên viết tắt của từng tác giả và thử lại. (Phương pháp này được gọi là hồi tương có gợi ý.) Hãy chú ý đến sự hiệu quả được tăng lên khi bạn được cho những gợi ý này.
▲ Hình 7.3 Bạn có thể nhớ lại tên của các học sinh trong lớp hai của bạn không? Cố gắng nhớ mà không có bất kỳ gợi ý nào là hồi tưởng tự do. Sử dụng một bức ảnh hoặc một danh sách các chữ cái đầu tiên được coi là hồi tưởng có gợi ý.
Nhận dạng
Recognition
Với nhận dạng (recognition), một phương pháp kiểm tra trí nhớ thứ ba, một người nào đó chọn 1 lựa chọn chính xác trong số vài lựa chọn. Mọi người thường nhận ra nhiều mục hơn là hồi tưởng lại. Ví dụ, người khác có thể đưa cho bạn danh sách 60 cái tên và yêu cầu bạn đánh dấu tên chính xác của những bạn bè trong lớp cấp hai của bạn. Các bài thi trắc nghiệm sử dụng phương pháp nhận dạng.
Góp nhặt
Savings
Phương pháp thứ tư, phương pháp góp nhặt (savings method) (còn được gọi là phương pháp học lại – relearning method), phát hiện những trí nhớ yếu kém bằng cách so sánh tốc độ học lần đầu với tốc độ khi học lại. Giả sử bạn không thể gọi tên bạn bè trong lớp cấp hai của mình và thậm chí không thể chọn ra tên của họ từ một danh sách. Tuy nhiên, bạn sẽ học để nhớ những tên đó nhanh hơn là nhớ tên những người bạn chưa từng gặp. Điều này có nghĩa rằng bạn tiết kiệm thời gian khi bạn học lại một cái gì đó. Lượng thời gian tiết kiệm được (thời gian cần cho việc học lần đầu trừ thời gian học lại) là 1 cách đo lường trí nhớ.
Trí nhớ ẩn tàng
Implicit Memory
Hồi tưởng tự do, hồi tưởng có gợi ý, nhận dạng và góp nhặt là các bài kiểm tra trí nhớ hiển lộ (explicit memory) (hay trí nhớ trực tiếp – direct memory). Đó là việc một người nào đó đưa ra câu trả lời và câu trả lời này được coi như một sản phẩm của trí nhớ. Trong trí nhớ ẩn tàng (implicit memory) (hoặc trí nhớ gián tiếp – indirect memory), một trải nghiệm ảnh hưởng đến những gì bạn nói hoặc làm mặc dù bạn có thể không nhận thức được ảnh hưởng đó. Nếu bạn thấy định nghĩa này không thỏa mãn thì bạn không đơn độc (Frensch & Rünger, 2003). Định nghĩa một cái gì đó bằng một khái niệm mơ hồ giống như “nhận thức – awareness” không phải là một tiếp cận tốt. Định nghĩa này chỉ mang tính thử nghiệm cho đến khi chúng ta phát triển một định nghĩa tốt hơn.
Cách tốt nhất để giải thích trí nhớ ẩn tàng là bằng các ví dụ: Giả sử bạn đang trò chuyện trong khi những người khác gần đó đang thảo luận về điều gì đó khác. Bạn phớt lờ cuộc thảo luận khác đó, nhưng một vài từ ngữ từ cuộc trò chuyện phía sau đó có thể len lỏi vào bên trong bạn. Bạn thậm chí không nhận thấy ảnh hưởng, mặc dù một người quan sát khác có thể nhận ra ảnh hưởng đó.
Đây là một minh chứng của những trí nhớ tiềm ẩn. Đối với mỗi tổ hợp ba chữ cái sau, hãy điền thêm các chữ cái để tạo thành bất kỳ từ tiếng Anh nào:
CON___ SUP___ DIS___ PRO__
Bạn có thể nghĩ ra bất kỳ số lượng từ nào— từ điển liệt kê hơn 100 từ CON___ quen thuộc. Bạn có tình cờ viết bất kỳ từ nào sau đây: conversation, suppose, discussion, hay probably không? Các từ này đã xuất hiện trong đoạn trước. Việc nhất thời đọc được hoặc nghe một từ ngữ sẽ dẫn đến cơ chế “mồi” (primming) từ đó và tăng khả năng bạn sẽ tự sử dụng từ đó, ngay cả khi bạn không nhận thức được ảnh hưởng của nó (Graf & Mandler, 1984; Schacter, 1987). Sự ảnh hưởng thể hiện rõ ràng hơn khi bạn nghe các từ được nói ra hơn là đọc bằng chữ. ■ Bảng 7.2 so sánh đối chiếu một số loại bài kiểm tra trí nhớ.
Table 7.2 Các cách để kiểm tra trí nhớ Ways to Test Memory | ||
Title Tên | Description Mô tả | Example Ví dụ |
Hồi tưởng tự do Free recall | Bạn được yêu cầu nói những gì bạn nhớ | Kể tên bảy chú lùn |
Hồi tưởng có gợi ý Cued recall | Bạn được đưa những gợi ý nhất định để giúp bạn nhớ | Gọi tên bảy chú lùn. Gợi ý: 1 người luôn cười, 1 người thông minh, 1 người không bao giờ nói chuyện, một người có vẻ như đang cảm cúm |
Nhận dạng Recognition | Bạn được yêu cầu chọn phương án đúng trong số các phương án
| Ai trong số sau là bảy chú lùn: Sneezy, Sleazy, Dopey, Dippy, Hippy, Happy? |
Góp nhặt (học lại) Savings (relearning) | Bạn được yêu cầu học lại điều gì đó: Nếu hết ít thời gian hơn lần đầu học tư liệu đó, một số kí ức vẫn còn. | Cố gắng nhớ danh sách sau: Sleepy, Sneezy, Doc, Dopey, Grumpy, Happy, Bashful. Bạn có thể nhớ nhanh hơn danh sách này? Sleazy, Snoopy, Duke, Dippy, Gripey, Hippy, Blushy? |
Trí nhớ tiềm ẩn Implicit memory | Bạn được yêu cầu đưa ra các từ ngữ, mà không nhất thiết phải thấy những từ đó đã có trong kí ức. | Bạn nghe câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Sau đó bạn được yêu cầu điền vào chỗ trống để tạo thành bất cứ từ nào hiện lên trong đầu: _ L _ _ P _ _ N _ _ Z _ _ _ C _ O _ EY _ R _ _ P _ _ _ P P _ _ A _ H _ U _ |
Trí nhớ tiến trình và Học tập xác suất
Procedural Memories and Probabilistic Learning
Trí nhớ tiến trình (hay trí nhớ phương thức – procedural memory), trí nhớ về cách làm một việc gì đó, chẳng hạn như đi bộ hoặc ăn bằng đũa, là một loại trí nhớ ẩn tàng đặc biệt. Các nhà tâm lý học phân biệt trí nhớ phương thức với trí nhớ tường thuật (declarative memory), những ký ức mà chúng ta có thể dễ dàng trình bày thành lời. Ví dụ: nếu bạn đánh máy, bạn biết vị trí của các chữ cái đủ để nhấn phím phù hợp vào đúng thời điểm (trí nhớ phương thức), nhưng bạn có thể trình bày kiến thức đó một cách rõ ràng không? Ví dụ, chữ cái nào nằm ngay bên phải của C? Cái nào trực tiếp bên trái của P?
Trí nhớ tiến trình, hay học tập thói quen, khác với trí nhớ tường thuật theo một số cách. Đầu tiên, hai loại trí nhớ này phụ thuộc vào các vùng não khác nhau, và tổn thương não có thể làm suy yếu một phần này mà không làm yếu phần khác. Thứ hai, trí nhớ tiến trình hay học tập thói quen phát triển dần dần, trong khi bạn thường định hình trí nhớ tường thuật trong 1 lần. Ví dụ, bạn cần thực hành rất nhiều để phát triển trí nhớ tiến trình của việc chơi đàn piano hay ghi bàn bóng rổ. Và bạn cũng rất nhanh chóng định hình trí nhớ tường thuật, “phòng của đàn ông ở bên trái và phòng phụ nữ ở bên phải”. Học tập thói quen cũng rất phù hợp với việc học những thứ mà thường đúng hoặc chỉ đúng trong một số những trường hợp nhất định. Ví dụ, bạn có thể chú ý rằng một số kiểu nhất định của gió, mây và áp suất khí quyển dự báo mưa, nhưng không một dấu hiệu nào trong số này là đáng tin cậy khi chỉ có một mình. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng một số con chó nhất định không tỏ ra thân thiện khi chúng giữ đầu, tai hay đuôi ở một số tư thế. Mọi người đôi khi học để thu nhận rất nhiều dấu hiệu mà không ý thức được rằng mình đang làm điều đó.
Concept check
Với mỗi ví dụ sau, nhận diện loại kiểm tra trí nhớ – hồi tưởng tự do, hồi tưởng có gợi ý, nhận dạng, tiết kiệm hay tiềm ẩn.
- Mặc dù bạn nghĩ bạn đã quên tiếng Pháp trung học, bạn làm làm tốt hơn ở khóa tiếng Pháp ở trường đại học hơn với bạn cùng phòng, người chưa từng học tiếng Pháp trước đó.
- Bạn đang cố gắng nhớ số điện thoại của hiệu pizza địa phương mà không tìm nó trong danh bạ.
- Bạn nghe 1 ca khúc ở radio mà không chú ý lắm. Sau đó, bạn thấy bản thân ngân nga 1 giai điệu, nhưng bạn không biết nó là gì và bạn nghe nó ở đâu ra.
- Bạn quên nơi bạn đỗ xe, nên bạn tìm kiếm chỗ đỗ xe với với hi vọng tìm thấy xe của bạn giữa tất cả xe của người khác.
- Bạn của bạn hỏi “Tên của người hướng dẫn phòng lab hóa học của chúng ta là gì? Tớ nghĩ tên cô ấy bắt đầu với chữ S”
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.