Các thiết kế nghiên cứu về sự phát triển

The Definition and Use of a Cross-Sectional Study
(Photo: Verywellmind)

Research Designs for Studying Development

Tác phẩm nghệ thuật của trẻ em biểu lộ sự sáng tạo đáng ngạc nhiên. Một đứa trẻ khoảng một tuổi rưỡi chập chững biết đi tự hào khoe khoang một bức vẽ chỉ toàn dấu chấm. ‘Nó là một con thỏ’, đứa trẻ giải thích trong lúc người lớn còn đang phân vân chưa hiểu. ‘Nhìn xem, nó đang nhảy nhảy nhảy’. Khi con gái tôi, Robin, lên 6 tuổi, nó vẽ một bức tranh trong đó có một cậu bé và một cô bé vừa mặc đồ hóa trang Halloween vừa vẽ. Với hình vẽ cô bé thì Robin dán thêm nhiều bức tranh về thế giới tự nhiên bên cạnh và bảo rằng đó là những hình cô bé này đang vẽ. Còn với hình vẽ cậu bé thì chỉ có nét nguệch ngoạc. Khi tôi hỏi tại sao trong bức tranh của con cô bé lại vẽ đẹp hơn cậu bé. Robin đáp lại: ‘Đừng cười bạn ấy bố ơi. Bạn ấy đã làm tốt nhất có thể rồi.’ 

Thông thường một bức vẽ thể hiện thế giới quan của trẻ. Trẻ càng lớn lên thì kỹ năng nghệ thuật càng phát triển nhưng lại ít có biểu cảm hơn. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta có thêm nhiều khả năng và kỹ năng mới nhưng chúng ta cũng mất đi khá nhiều thứ. 

Nghiên cứu về khả năng của trẻ em là một điều mang tính thách thức. Trẻ em không hiểu câu hỏi của chúng ta và chúng ta không hiểu câu trả lời của chúng. Đánh giá của chúng ta về trẻ em đã tiến bộ đáng kể từ khi các nhà tâm lý học phát triển tìm ra các phương pháp mới. Một vấn đề mà bạn sẽ thấy liên tục ở chương này đó là việc chúng tôi đưa ra những kết luận khác nhau về trẻ em dựa trên cách chúng tôi đánh giá về các khả năng của chúng. 

Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học phát triển 

Nghiên cứu sự phát triển tâm lý đặt ra một vấn đề khá đặc biệt. Nhà nghiên cứu sẽ thực hiện nghiên cứu những người trẻ già cùng lúc, hay là nghiên cứu theo nhóm lặp lại dựa theo tiến trình phát triển của họ từ độ tuổi này sang độ tuổi kia? Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. 

Nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu chiều dọc 

Nghiên cứu cắt ngang/ cross-sectional study so sánh các nhóm khách thể ở độ tuổi khác nhau trong cùng một thời điểm. Ví dụ chúng ta có thể so sánh các bức tranh của bọn trẻ lên 6 tuổi, 8 tuổi và 10 tuổi. Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng cho nhiều mục đích, nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Ví dụ, nếu bạn so sánh ngẫu nhiên nhóm người độ tuổi 55 với một nhóm độ tuổi 85, bạn có thể thấy là nhóm độ tuổi 85 ít quan tâm về thể thao hơn. Bạn cũng thấy người ở độ tuổi này thì thấp hơn và có đầu nhỏ hơn. Tại sao lại như vậy? Lời giải thích là trung bình, phụ nữ sống lâu hơn đàn ông. Phụ nữ thường nhỏ hơn nên đầu cũng nhỏ hơn, và phụ nữ cũng ít quan tâm tới thể thao. Nhóm độ tuổi 55 mà bạn nghiên cứu không sử dụng để so sánh với nhóm độ tuổi 85 được. 

Nghiên cứu chiều dọc/longitudinal study theo dõi một nhóm khách thể riêng lẻ dựa vào tiến trình phát triển của họ. Ví dụ chúng ta nghiên cứu một nhóm trẻ em ở độ tuổi 6 đến 12. Hình 5.1 so sánh hai kiểu nghiên cứu. Nghiên cứu chiều dọc mất nhiều năm để hoàn thành. Và không phải những người ban đầu tham gia sẽ tiếp tục hào hứng và sẵn sàng cho lần sau. Sự tiêu hao chọn lọc này là xu hướng mà một số người bỏ dở các nghiên cứu vì các lý do cá nhân bao gồm sức khỏe, di chuyển xa, hoặc hết hứng thú. Những người còn ở lại tham gia cũng có thể khác nhiều so với những người bỏ dở. Các nhà tâm lý học có thể bù đắp sự tiêu hao có chọn lọc này bằng cách loại bỏ các dữ liệu ban đầu của những người bỏ dở nghiên cứu. 

Một số câu hỏi về mặt logic lại đòi hỏi những nghiên cứu theo chiều dọc. Ví dụ để nghiên cứu tầm ảnh hưởng của việc ly hôn đối với trẻ em, các nhà nghiên cứu so sánh cách trẻ em tương tác thời điểm ban đầu và về sau. Để nghiên cứu liệu bọn trẻ lúc nhỏ hạnh phúc thì có hạnh phúc khi trưởng thành không, các nhà nghiên cứu cần theo dõi một nhóm cụ thể qua thời gian. 

Nghiên cứu tuần tự (hoặc tuần tự chéo) /A sequential (or cross-sequential) design kết hợp thiết kế cắt ngang và thiết kế chiều dọc. Trong một nghiên cứu tuần tự, một nhà nghiên cứu bắt đầu với những người ở các độ tuổi khác nhau và nghiên cứu họ ở những thời điểm sau đó. Ví dụ: một người có thể nghiên cứu những đứa trẻ 6 tuổi và 8 tuổi và sau đó kiểm tra những đứa trẻ tương tự vào 2 năm sau: 

 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply