Các bài kiểm tra tính cách tiêu chuẩn

man in public thinking about sitting on the couch at home
(Photo: Verywellmind)

Standardized Personality Tests

Bài kiểm tra được chuẩn hóa là bài kiểm tra được thực hiện theo các quy tắc chỉ định trong cách diễn giải kết quả. Một bước quan trọng để chuẩn hóa một bài kiểm tra là xác định sự phân bố của điểm số. Chúng ta cần biết điểm trung bình và phạm vi điểm cho một mẫu đại diện của dân số và những điểm này khác nhau như thế nào đối với những nhóm quần thể đặc biệt, chẳng hạn như những người bị trầm cảm nặng. Với những thông tin như vậy, chúng ta có thể xác định xem một số điểm cụ thể trong bài kiểm tra tính cách có nằm trong giới hạn bình thường hay nó là điển hình hơn của những người mắc chứng rối loạn. 

Hầu hết các bài kiểm tra được đăng trên các tạp chí nổi tiếng đều chưa được chuẩn hóa. Một tạp chí có thể đăng một bài báo: “Hãy đanh giá: Hôn nhân của bạn tốt đẹp như thế nào?” hoặc “Đánh giá bản thân: Bạn kiểm soát căng thẳng giỏi như thế nào?” Trừ khi tạp chí có các công bố khoa học khác, bạn có thể cho rằng tác giả đã đưa các tiêu chuẩn chấm điểm ra mà không có nghiên cứu hỗ trợ nào. 

Trong những năm qua, các nhà tâm lý học đã phát triển rất nhiều bài kiểm tra để đo lường tính cách bình thường và lệch chuẩn. Hãy xem xét một vài ví dụ nổi bật. 

Một bài kiểm tra tính cách khách quan: Thang đánh giá tính cách Minnesota /The Minnesota Multiphasic Personality Inventory

Một bài kiểm tra tính cách được sử dụng rộng rãi đó là Bài kiểm tra đánh giá tính cách Minnesota (viết tắt là MMPI), bao gồm các câu hỏi yêu cầu trả lời đúng – sai nhằm đo lường các khía cạnh tính cách nhất định, đặc biệt là để xác định các tình trạng lâm sàng. MMPI ban đầu được phát triển vào những năm 1940 và hiện vẫn đang được sử dụng, có 550 mục. Ấn bản thứ hai, MMPI – 2, xuất bản năm 1990, có 567 mục. Các mục ví dụ như là “mẹ tôi chưa bao giờ yêu tôi” và “Tôi nghĩ tôi thích công việc của một dược sĩ”. (Các mục được nêu trong văn bản này là bản trích dẫn lại của các mục thực tế.) 

MMPI được tạo ra từ các nghiên cứu thực nghiệm – tức là dựa trên bằng chứng hơn là lý thuyết (Hathaway & McKinley, 1940). Các tác giả đã viết hàng trăm câu hỏi mà họ cho rằng có thể liên quan đến tính cách. Họ đặt những câu hỏi này cho những người mắc các chứng rối loạn tâm lý khác nhau và cho một nhóm khách đến thăm bệnh viện, những người được cho là bình thường về mặt tâm lý. Các nhà nghiên cứu đã chọn các mục mà hầu hết mọi người trong bất kỳ nhóm lâm sàng nào trả lời khác với hầu hết những người bình thường. Ví dụ, họ giả định rằng nếu câu trả lời của bạn giống câu trả lời của những người bị trầm cảm, bạn cũng có thể bị trầm cảm. MMPI bao gồm các thang điểm cho trầm cảm, hoang tưởng, tâm thần phân liệt và các bệnh khác. 

Một số mục trên MMPI có ý nghĩa về mặt lý thuyết, nhưng những mục khác thì không. Ví dụ, một số mục trong thang điểm trầm cảm hỏi về cảm giác bất lực hoặc vô dụng, những triệu chứng quan trọng của chứng trầm cảm. Nhưng hai mục khác trên MMPI gốc là “Tôi thường xuyên tham dự các buổi lễ tôn giáo” và “thỉnh thoảng tôi trêu chọc động vật.” Nếu bạn trả lời sai cho một trong hai mục đó, bạn sẽ nhận được một điểm trong thang điểm trầm cảm! Những mục này được đưa vào chỉ đơn giản là vì nhiều người bị trầm cảm đã trả lời sai. Lý do không rõ ràng, ngoại trừ việc những người cảm thấy trầm cảm hiếm khi làm những điều họ không phải làm. 

Chuẩn hóa thang đo 

MMPI được chuẩn hóa vào những năm 1940. Theo thời gian, ý nghĩa của một số mục hoặc câu trả lời của chúng đã thay đổi. Ví dụ, bạn sẽ trả lời như thế nào đối với mục sau đây?

Tôi tin rằng tôi quan trọng.   T   F 

Ở những năm 1940, ít hơn 10 phần trăm tổng số mọi người đánh dấu T. Vào thời điểm đó, từ quan trọng có nghĩa tương tự như nổi tiếng, và những người tự cho mình là quan trọng được cho là thổi phồng bản thân. Ngày nay, chúng ta thường nhấn mạnh rằng mỗi một người đều là quan trọng. 

Còn mục này thì sao?

Tôi thích chơi trò thả khăn tay.          T  F

Thả khăn tay, một trò chơi tương tự như trò trốn tìm, đã không còn phổ biến từ những năm 1950. Hầu hết mọi người ngày nay chưa bao giờ nghe nói về trò chơi này và càng ít chơi nó. 

Để cập nhật MMPI, các nhà tâm lý học đã loại bỏ các câu lỗi thời và bổ sung những câu mới để giải quyết các vấn đề như lạm dụng ma túy, suy nghĩ tự tử và các vấn đề khác (Butcher, Graham, Williams, & Ben-Porath, 1990). Họ cũng loại bỏ hầu hết các mục không có ý nghĩa về mặt lý thuyết, chẳng hạn như mục trêu chọc động vật. Sau đó, họ chuẩn hóa MMPI – 2 mới trên một mẫu đại diện lớn của dân số Hoa Kỳ. MMPI – 2 có 10 thang điểm lâm sàng, được thể hiện trong Bảng 14.3. Các mục thuộc bất kỳ loại nào được phân bổ rải rác trong bài kiểm tra để mọi người sẽ không thấy rằng “ồ, đây có vẻ là một tập hợp các mục về bệnh trầm cảm”. Hầu hết mọi người đạt ít nhất một vài điểm trên mỗi thang điểm. Điểm số cao hơn cho thấy khả năng chấn thương tâm lý lớn hơn. 

Table 14.3 The 10 MMPI–2 Clinical Scales

Scale

Typical Item

Hypochondria (Hs)Tôi bị đau ngực vài lần trong tuần.
Depression (D)Tôi rất vui vì mình còn sống
Hysteria (Hy)Tim tôi thường xuyên đập mạnh đến mức tôi có thể nghe thấy nhịp tim mình.
Psychopathic Deviation (Pd)Tôi được đối xử công bằng từ hầu hết mọi người
Masculinity–Femininity (Mf )Tôi thích cắm hoa
Paranoia (Pa)Có những kẻ xấu đang cố gắng tấn công tâm trí tôi.
Psychasthenia (Obsessive–Compulsive) (Pt)Tôi tiết kiệm gần như tất cả mọi thứ tôi mua, ngay cả khi tôi không sử dụng đến.
Tâm thần phân liệt

Schizophrenia (Sc)

Tôi nhìn thấy , nghe thấy và ngửi thấy những thứ mà không ai biết.
Hypomania (Ma)Khi mọi thứ buồn tẻ, tôi cố gắng bắt đầu một chút hứng thú.
Social Introversion (Si)

Tôi dành thời gian của đời mình tại các bữa tiệc.

 Phát hiện lừa dối 

Nếu bạn làm bài kiểm tra MMPI, bạn có thể nói dối để bản thân trông khỏe mạnh hơn về mặt tinh thần so với thực tế không? Câu trả lời là Có. Vậy ai đó có thể phát hiện được việc bạn nói dối không? Có thể lắm.

Các nhà thiết kế của MMPI và MMPI – 2 đã thiết kế cả các mục xác định việc nói dối (Woychyshyn, McElheran, & Romney, 1992). Ví dụ, hãy xem xét các câu “Tôi thích tất cả những người tôi từng gặp” và “Thỉnh thoảng tôi nổi giận với ai đó”. Nếu bạn trả lời đúng cho câu hỏi đầu tiên và sai cho câu hỏi thứ hai, thì hoặc bạn là thánh nhân, hoặc là kẻ nói dối. Về lý thuyết thì là kẻ nói dối nhiều hơn thánh nhân, bài kiểm tra tính điểm cho những câu trả lời như vậy trên thang điểm “nói dối”. Nếu bạn nhận được rất nhiều điểm trong thang điểm nói dối, nhà tâm lý học sẽ không tin tưởng câu trả lời của bạn ở cả các mục khác. Điều kỳ lạ là, một số người nói dối để cố gắng làm mình xấu đi. Ví dụ, một bị cáo hình sự có thể muốn được đưa vào mục bệnh tâm thần. MMPI cũng bao gồm các mục để phát hiện các loại giả mạo kiểu như vậy (Bagby, Nicholson, Bacchiochi, Ryder, & Bury, 2002). 

Một số bảng hỏi khác cũng cố gắng phát hiện sự lừa dối. Giả sử bảng hỏi của nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nêu rõ bạn có bao nhiêu kinh nghiệm ở các kỹ năng khác nhau. Một trong số đó là “xác định trọng số cận thị cho các bảng tuần hoàn.” Bạn không chắc điều đó có nghĩa là gì, nhưng bạn muốn có được công việc đó. Bạn có tự nhận mình là người có nhiều kinh nghiệm? Nếu vậy, kiến ​​thức chuyên môn được yêu cầu của bạn sẽ chống lại bạn vì “việc xác định trọng số cận thị cho các bảng tuần hoàn” là vô nghĩa. Nhà tuyển dụng hỏi về điều đó chỉ để xem liệu bạn có đang phóng đại trình độ của mình tại các mục khác hay không.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply