Bản chất của cảm xúc

The Nature of Emotion

Hãy thử liệt kê tất cả các cảm xúc bạn cảm thấy trong ngày. Bạn có thể có cảm xúc sợ hãi, tức giận, buồn, vui sướng, ghê tởm, lo lắng, buồn chán, xấu hổ, thất vọng, coi thường, ngượng ngùng, ngạc nhiên, tự hào, và bối rối. Nhưng những trạng thái nào thực sự là cảm xúc? Và có bao nhiêu cảm xúc khác nhau thay vì những thứ trùng lặp hoặc đồng nghĩa?

Imagine trying to list all the emotions you feel during a day. You might include frightened, angry, sad, joyful, disgusted, worried, bored, ashamed, frustrated, contemptuous, embarrassed, surprised, proud, and confused. But which of those states are really emotions? And how many are different emotions instead of overlapping or synonymous conditions?

Định nghĩa thuật ngữ cảm xúc là rất khó. Các nhà tâm lý học thường định nghĩa nó dưới dạng kết hợp với nhận thức, sinh lý, cảm xúc, và hành động (Keltner & Shiota, 2003; Plutchik, 1982). Ví dụ, bạn có thể có nhận thức “Anh ta không công bằng với tôi,” những thay đổi sinh lý như việc tăng nhịp tim, một cảm giác mà bạn gọi là tức giận, và các hành vi như là nắm chặt tay. Tuy nhiên, định nghĩa đó hàm ý rằng bốn thành phần này luôn luôn xảy ra cùng lúc. Có đúng như vậy không? Có phải đôi khi bạn cảm thấy sợ hãi, tức giận và những cảm xúc khác mà không biết tại sao?

Defining the term emotion is difficult. Psychologists usually define it in terms of a combination of cognitions, physiology, feelings, and actions (Keltner & Shiota, 2003; Plutchik, 1982). For example, you might have the cognition “he was unfair to me,” physiological changes that include increased heart rate, a feeling you call anger, and behaviors such as a clenched fist. However, that definition implies that the four components always occur together. Do they? Don’t you sometimes feel fear, anger, or other emotions without knowing why?

Hơn nữa, không chắc rằng cảm xúc là một phạm trù tự nhiên. Lisa Feldman Barrett (2012) lập luận rằng cảm xúc là một phạm trù mà chúng ta thấy có lợi ích, cũng như cách mà chúng ta thấy “cỏ dại” là một phạm trù hữu ích. Tự nhiên không phân biệt cảm xúc và động lực hơn là những đóa hoa và bụi cỏ dại.

Furthermore, it is uncertain that emotion is a natural category at all. Lisa Feldman Barrett (2012) has argued that emotions are a category that we find useful, but only in the same way that we find “weeds” to be a useful category. Nature does not distinguish between emotions and motivations any more than it does between flowers and weeds.

Đo lường cảm xúc

Measuring Emotions

Quá trình nghiên cứu phụ thuộc vào thang đo giá trị. Các nhà tâm lý học đo lường cảm xúc bởi các bản tự báo cáo, qua sự quan sát hành vi và đo lường sinh lý. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định.

Research progress depends on good measurement. Psychologists measure emotions by self-reports, behavioral observations, and physiological measures. Each method has its strengths and weaknesses.

Các bản tự báo cáo

Self-Reports

Các nhà tâm lý học thường đo lường cảm xúc bằng cách hỏi mọi người họ vui thế nào, lo lắng ra sao v.v. Các bản tự báo cáo thường nhanh và dễ, nhưng độ chính xác còn hạn chế. Nếu bạn đánh giá mức độ hạnh phúc của mình 4 điểm ngày hôm qua và 7 điểm cho hôm nay, thì dường như rõ ràng là bạn đang trở nên hạnh phúc hơn. Nhưng nếu người bạn của bạn đánh giá điểm hạnh phúc hôm nay là 6, bạn có hạnh phúc hơn cô ấy không? Có thể, có thể không. Mọi người đánh giá mức độ hạnh phúc hoặc những cảm xúc của họ bằng cách so sánh cách họ thường cảm thấy, chứ không phải so với việc người khác cảm thấy ra sao.

Psychologists most often measure emotions by asking people how happy they are, how nervous, and so forth. Self-reports are quick and easy, but their accuracy is limited. If you rated your happiness 4 yesterday and 7 today, it seems clear that you have become happier. But if your friend rates her happiness 6 today, are you happier today than she is? Maybe, maybe not. People rate their happiness or other emotions by comparison to how they usually feel, not in comparison to how others feel.

Linda Bartoshuk (2014) đề xuất một phương pháp mang lại một số hứa hẹn. Thay vì yêu cầu đánh giá cảm xúc bằng con số, hãy đưa ra âm báo khác nhau về mức độ to nhỏ và hỏi xem mức độ nào tương quan với mức độ hạnh phúc hiện tại của bạn (hoặc buồn, tức giận, hoặc bất kỳ cảm xúc nào). Với những người mà thính giác tốt như nhau, kết quả có thể là thước đo cảm xúc chính xác hơn.

Linda Bartoshuk (2014) has suggested a method that offers some promise. Instead of asking for a numerical rating of an emotion, offer tones varying in loudness and ask which loudness corresponds to your current level of happiness (or sadness, anger, or whatever). For people who hear equally well, the result may be a more accurate gauge of emotions.

Quan sát hành vi

Behavioral Observations

Chúng ta suy luận cảm xúc từ hành vi của mọi người và bối cảnh của nó. Nếu chúng ta thấy ai đó la hét và bỏ chạy, chúng suy luận rằng họ đang sợ. Khi bạn còn nhỏ, cha mẹ bạn cũng phải suy luận cảm xúc của bạn trước khi bạn biết nói. Họ phải dạy bạn những từ ngữ chỉ cảm xúc. Ví dụ có lúc bạn hét lên và ai đó bảo rằng bạn đang “sợ.” Lúc khác, bạn cười tươi và ai đó bảo rằng bạn đang “vui.”

We infer emotion from people’s behavior and its context. If we see someone shriek and run away, we infer fear. When you were an infant, your parents must have inferred your emotions before you could report them verbally. They had to in order to teach you the words for emotions! At some point, you screamed and someone said you were “afraid.” At another time, you smiled and someone said you were “happy.”

Chúng ta đặc biệt quan sát các biểu cảm khuôn mặt. Mọi người thường hay kiểm soát nét mặt của họ. Tuy nhiên, nói ngắn gọn, các biểu hiện cảm xúc đột ngột, được gọi là biểu hiện vi mô- microexpressions, khó để kiểm soát hơn. Ví dụ, ai đó đang giả vờ bình tĩnh hoặc vui vẻ đôi khi có thể biểu hiện vài cử chỉ như tức giận, sợ hãi hoặc buồn bã (Ekman, 2001). Với thực hành (hoặc một đoạn băng có thể phát chậm), các nhà tâm lý học suy đoán cảm xúc mà mọi người muốn che giấu. Tuy nhiên, biểu hiện vi mô- microexpressions xảy ra rất ít để có thể là một nguồn thông tin chính.

We especially watch facial expressions. People sometimes control their expressions voluntarily. However, very brief, sudden emotional expressions, called microexpressions, are harder to control. For example, someone who is pretending to be calm or happy may show occasional brief signs of anger, fear, or sadness (Ekman, 2001). With practice (or a videotape that can be played slowly), psychologists infer emotions that people would like to hide. However, microexpressions are too infrequent to be a major source of information.

Đo lường sinh lý

Physiological Measures

Lúc đầu, thuật ngữ cảm xúc dùng để chỉ chuyển động hỗn loạn. Nhiều thế kỷ trước, con người mô tả sấm sét như là “cảm xúc của bầu khí quyển”. Sau cùng, người ta giới hạn thuật ngữ này cho các chuyển động cơ thể và các cảm giác liên quan, nhưng vẫn bao gồm sự kích thích hỗn loạn.

Originally, the term emotion referred to turbulent motion. Centuries ago, people described thunder as an “emotion of the atmosphere.” Eventually, people limited the term to body motions and their associated feelings, but the idea still includes turbulent arousal.

Bất kỳ kích thích nào khơi dậy cảm xúc cũng làm thay đổi các hoạt động trong hệ thần kinh tự chủ, khu vực hệ thần kinh điều khiển các cơ quan như tim và ruột. Từ tự chủ – autonomic nghĩa là “độc lập” (tự trị). Các nhà sinh vật học đã từng tin rằng hệ thần kinh tự chủ độc lập với não bộ và tủy sống. Ngày nay chúng ta biết rằng não bộ và tủy sống điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ, nhưng thuật ngữ “tự chủ” vẫn được sử dụng.

Any stimulus that arouses emotion alters the activity of the autonomic nervous system, the section of the nervous system that controls the organs such as the heart and intestines. The word autonomic means “independent” (autonomous). Biologists once believed that the autonomic nervous system was independent of the brain and spinal cord. We now know that the brain and spinal cord regulate the autonomic nervous system, but the term autonomic remains.

Hệ thần kinh tự chủ bao gồm có hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm (xem hình 12.1). Các chuỗi cụm tế bào thần kinh nằm ngay bên trái và bên phải của tủy sống tạo nên hệ thần kinh giao cảm, kích thích cơ thể hoạt động mạnh mẽ. Nó thường được gọi là hệ thống “chiến-hoặc-biến” – “fight or flight’’ bởi vì nó làm tăng nhịp tim, nhịp thở, đổ mồ hôi và lưu lượng Epinephrine (EP-i-NEF-rin; còn được gọi là Adrenaline), do đó chuẩn bị cho hoạt động mạnh mẽ. Các tình huống khác nhau kích hoạt các khu vực khác nhau của hệ thần kinh giao cảm đế tạo điều kiện cho các kiểu hoạt động khác nhau.

The autonomic nervous system consists of the sympathetic and the parasympathetic nervous systems (see ▲ Figure 12.1). Chains of neuron clusters just to the left and right of the spinal cord comprise the sympathetic nervous system, which arouses the body for vigorous action. It is often called the “fight-or-flight” system because it increases your heart rate, breathing rate, sweating, and flow of epinephrine (EP-i-NEF-rin; also known as adrenaline), thereby preparing you for vigorous activity. Different situations activate different parts of the sympathetic nervous system to facilitate different kinds of activity.

(Hình 12.1: Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, mà đôi khi hoạt động theo các cách ngược nhau và đôi lúc lại hợp tác với nhau. Hệ thần kinh giao cảm chuẩn bị cơ thể cho các hành động khẩn cấp. Hệ thần kinh phó giao cảm hỗ trợ hệ tiêu hóa và các chức năng không khẩn cấp.)

Hệ thần kinh phó giao cảm bao gồm các tế bào thần kinh mà có sợi trục kéo dài từ tủy sống (xem hình 12.1) và phần dưới của tủy sống đến các cụm tế bào thần kinh gần với các cơ quan. Hệ thần kinh phó giao cảm làm giảm nhịp tim và thúc đẩy hệ tiêu hóa cùng các chức năng không khẩn cấp khác. Cả hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm truyền sợi trục tới tim, hệ tiêu hóa, và hầu hết các cơ quan khác. Một vài cơ quan, như là tuyến thượng thận, chỉ nhận thông tin đầu vào giao cảm.

The parasympathetic nervous system consists of neurons whose axons extend from the medulla (see Figure 12.1) and the lower part of the spinal cord to neuron clusters near the organs. The parasympathetic nervous system decreases the heart rate and promotes digestion and other nonemergency functions. Both the sympathetic and parasympathetic systems send axons to the heart, the digestive system, and most other organs. A few organs, such as the adrenal gland, receive only sympathetic input.

Cả hai hệ thống đều hoạt động liên tục mặc dù một hệ thống có thể thống có thể tạm thời chiếm ưu thế. Nếu bạn phát hiện mối nguy hiểm ở một khoảng cách (cả về thời gian và không gian), bạn chú ý đến nó với hoạt động chủ yếu là phó giao cảm. Nếu mối nguy hiểm đủ gần để yêu cầu hành động, bạn chuyển sang hoạt động giao cảm mạnh mẽ (Löw, Lang, Smith, & Bradley, 2008). Nhiều tình huống kích hoạt các phần khác nhau ở cả hai hệ thống (Berntson, Cacioppo, & Quigley, 1993). Một vài tình huống làm tăng nhịp tim của bạn và đổ mồ hôi (phản ứng giao cảm) và cũng thúc đẩy quá trình bài xuất ruột và bàng quang (phản ứng phó giao cảm). Bạn có từng sợ hãi đến mức bạn nghĩ rằng mình mất kiểm soát bàng quang?

Both systems are constantly active, although one system can temporarily dominate. If you spot danger at a distance (in either time or space), you pay attention to it with mainly parasympathetic activity. If the danger is close enough to require action, you shift to vigorous sympathetic activity (Löw, Lang, Smith, & Bradley, 2008). Many situations activate parts of both systems (Berntson, Cacioppo, & Quigley, 1993). Some emergency situations increase your heart rate and sweating (sympathetic responses) and also promote bowel and bladder evacuation (parasympathetic responses). Have you ever been so frightened that you thought you might lose your bladder control?

Để đo lường cảm xúc, các nhà nghiên cứu đo mức độ kích thích của hệ thần kinh giao cảm được biểu thị bởi nhịp tim, nhịp thở hoặc các thay đổi chốc lát về sự dẫn truyền điện qua da. Tuy nhiên, nên nhớ rằng hệ thần kinh giao cảm là hệ thần kinh chiến-hoặc-biến, vì vậy các phản ứng của nó có thể biểu thị sự tức giận, sợ hãi hoặc bất kỳ các cảm xúc khác. Các phương pháp đo lường sinh lý không cho chúng ta biết một người đang cảm thấy như thế nào.

To measure emotion, researchers measure sympathetic nervous system arousal as indicated by heart rate, breathing rate, or momentary changes in the electrical conductivity across the skin. However, remember that the sympathetic nervous system is the fight-or-flight system, so its responses could indicate anger, fear, or any other intense emotion. Physiological measurements do not tell us which emotion someone is feeling.

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply