Cultural and Ethnic Influences
Một số hành vi giống nhau đáng kể giữa các nền văn hóa. Bạn có biết rằng một cái ôm bình thường trung bình kéo dài 3 giây? Thời lượng giống nhau đối với mọi người ở mọi nơi trên thế giới (Nagy, 2011). Ngược lại, có nhiều phong tục lại rất khác nhau giữa các nền văn hóa. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, cha mẹ đặt trẻ sơ sinh trong nôi, khuyến khích sự độc lập ngay từ khi sinh ra. Ở Châu Á, trẻ sơ sinh ngủ cùng giường với cha mẹ. Người Châu Âu và Châu Mỹ coi phong tục Châu Á là kỳ lạ, còn người Châu Á coi phong tục Châu Âu/Châu Mỹ là tàn nhẫn.
Nếu bạn lớn lên ở Hoa Kỳ hoặc một quốc gia tương tự, bạn dành phần lớn thời gian chơi với những đứa trẻ khác gần bằng tuổi bạn, kể cả một số ít nếu có họ hàng. Nếu bạn lớn lên ở các khu vực của Châu Phi hoặc Nam Mỹ, bạn chơi trong các nhóm tuổi lung tung bao gồm anh, chị em và anh em họ của bạn (Rogoff, Morelli, & Chavajay, 2010).
Khi phàn nàn về sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, bạn có bày tỏ sự tức giận để cố gắng đạt được mục đích theo cách của mình không? Ở Châu Âu hoặc Hoa Kỳ, các biểu hiện giận dữ ở mức độ vừa phải thường có hiệu quả. Ở châu Á, bày tỏ tức giận thường phản tác dụng, trừ khi hoàn cảnh rõ ràng và biện minh rõ cho sự tức giận (Adam, Shirako, & Maddux, 2010). Ở Hoa Kỳ, biểu hiện tức giận thường xuyên có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ bệnh tật. Ở Nhật Bản, biểu hiện tức giận tương quan với sức khỏe tốt hơn, bởi vì chỉ những người có địa vị xã hội cao mới có khả năng thể hiện sự tức giận. (Kitayama và cộng sự, 2015).
Việc mô tả ảnh hưởng của văn hóa là khó khăn và thường dễ bị khái quát hóa quá mức. Một khái quát phổ biến là văn hóa phương Tây, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Canada và hầu hết châu Âu, là “chủ nghĩa cá nhân”. Mọi người coi trọng sự độc lập, phấn đấu vì những thành tích cá nhân và tự hào về những thành tích cá nhân. Ở các nền văn hóa “chủ nghĩa tập thể” như Trung Quốc, mọi người nhấn mạnh sự phụ thuộc vào nhau, phấn đấu cho sự tiến bộ của nhóm và tự hào về thành tích của gia đình hoặc nhóm hơn là của bản thân. Sự khái quát này có ích lợi về mặt nào đó, nhưng bị phóng đại quá mức (Brewer & Chen, 2007).
Đối với phạm vi mà sự khái quát hóa này còn tồn tại, tại sao văn hóa Trung Quốc thường mang tính tập thể hơn văn hóa phương Tây? Về mặt lịch sử, nó có thể liên quan đến phong tục trồng lúa nước. Các trang trại trồng lúa nước, phổ biến ở phần lớn Trung Quốc, đòi hỏi hệ thống tưới tiêu phức tạp và cần được bảo dưỡng liên tục bằng nỗ lực của cả nhóm. Hàng xómphải hợp tác với nhau để có đủ nước. Nông dân cần sắp xếp xen kẽ thời gian gieo trồng để mỗi người có thể giúp những người khác thu hoạch hoa màu. Mọi người đều cần làm việc vì lợi ích chung, hoặc không ai vụ lợi riêng. Ngược lại, canh tác lúa mì, phổ biến ở miền bắc Trung Quốc, đòi hỏi rất ít hoặc không cần sự hợp tác từ các hàng xóm. Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng những người sống ở miền nam Trung Quốc, với lịch sử trồng lúa lâu đời, thể hiện thái độ hợp tác và tập thể mạnh mẽ hơn, kể cả những người ở khu vực đó không phải là nông dân. Người dân ở miền bắc Trung Quốc thể hiện thái độ độc lập hơn, mặc dù họ có chung tôn giáo, chính phủ và nền tảng dân tộc như người miền nam Trung Quốc (Talhelm và cộng sự, 2014).
Dân tộc thiểu số – Ethnic Minorities
Việc lớn lên với tư cách là thành viên của một dân tộc thiểu số đặt ra những vấn đề đặc biệt. Đạt được bản sắc dân tộc có thể so sánh với quá trình thiếu niên trải qua trong việc tìm kiếm bản sắc cá nhân . Trong hầu hết các trường hợp, các thành viên nhóm thiểu số đạt được bản sắc dân tộc mạnh mẽ, thuận lợi có lòng tự trọng cao (Phinney, 1990). Tuy nhiên, kết quả phụ thuộc vào địa vị của một nhóm. Tại Miami, Florida, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người Mỹ gốc Cuba có bản sắc sắc tộc mạnh có lòng tự tôn cao, nhưng người Mỹ gốc Nicaragua có nhận dạng sắc tộc mạnh lại có lòng tự trọng thấp (Cislo, 2008). Người Mỹ gốc Cuba thống trị nền chính trị và văn hóa ở Miami, vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy việc xác định sắc tộc sẽ hoạt động khác nhau như thế nào đối với người Mỹ gốc Cuba và người Nicaragua.
Hòa nhập – Acculturation
Bản sắc dân tộc đặc biệt nổi bật đối với những người nhập cư vào một quốc gia. Những người nhập cư cần phải học các phong tục của một quốc gia khác, và trong nhiều trường hợp, họ cần phải học một ngôn ngữ mới. Những người nhập cư, con cái của họ, và đôi khi các thế hệ xa hơn trải qua sự song văn hóa, đồng nhất một phần với hai nền văn hóa. Ví dụ: người nhập cư Mexico đến Hoa Kỳ nói tiếng Tây Ban Nha và tuân theo các phong tục của Mexico ở nhà nhưng chuyển sang ngôn ngữ tiếng Anh và phong tục Hoa Kỳ ở những nơi khác. Trong hầu hết các trường hợp, những người nhập cư có kiểu gắn bó song văn hóa này điều chỉnh tốt hơn so với những người từ chối hoàn toàn phong tục cũ hoặc từ chối tham gia vào xã hội mới (Sam & Berry, 2010). Xu hướng thanh niên song văn hóa sử dụng chất kích thích, phạm pháp và trầm cảm thấp hơn (Coatsworth, Maldonado-Molina, Pantin, & Szapocznik, 2005). Một lý do là cha mẹ của họ duy trì sự giám sát chặt chẽ (Fuligni, 1998). Một lý do khác là do không cảm thấy hoàn toàn là một phần của văn hóa tuổi trẻ Hoa Kỳ, thiếu niên song văn hóa ít phải chịu áp lực từ bạn bè hơn.
Tuy nhiên, bản sắc song văn hóa/bicultural identificatio là rất khó nếu nhóm thiểu số bị nghi ngờ một cách rộng rãi. Nhiều người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đến Đức cảm thấy bị tẩy chay và không thể đồng nhất với văn hóa Đức (Simon, Reichert, & Grabow, 2013). Tương tự như vậy, những người Mỹ theo đạo Hồi đã trở thành mục tiêu của sự nghi ngờ sau vụ khủng bố vào tháng 9 năm 2001, và do đó, khó đồng nhất hơn là người Mỹ và người Hồi giáo (Sirin & Fine, 2007).
Giống như mọi người thông thạo ngoại ngữ hơn nếu họ bắt đầu học khi còn trẻ, những người nhập cư ở độ tuổi trẻ hơn có xu hướng chấp nhận nền văn hóa mới dễ dàng hơn (Cheung, Chudek, & Heine, 2011). Mọi người duy trì một số phần của nền văn hóa ban đầu của họ lâu hơn những phần khác. Ví dụ, hầu hết những người nhập cư đến Hoa Kỳ duy trì sở thích ăn uống dân tộc của họ rất lâu sau khi họ chuyển sang phong tục ăn mặc và giải trí của người Mỹ (Ying, Han, & Wong, 2008).
Ít nhất ở một mức độ nhỏ, gần như tất cả chúng ta học cách hoạt động trong nhiều nền văn hóa. Trừ khi bạn sống ở một thị trấn nhỏ, nơi mọi người có cùng xuất thân, tôn giáo và phong tục tập quán, bạn sẽ học cách điều chỉnh những gì mình nói và làm trong các môi trường khác nhau và với các nhóm người khác nhau. Sự chuyển đổi đáng chú ý hơn và khắc nghiệt hơn đối với các dân tộc thiểu số.
Tương tự với chủ nghĩa song văn hóa là chủ nghĩa song chủng tộc. Ngày càng có nhiều người ở Hoa Kỳ có cha mẹ từ các nguồn gốc khác nhau, chẳng hạn như người gốc Phi và người Châu Âu, người Châu Âu và người Tây Ban Nha, hoặc người Châu Á và người Mỹ bản địa. Những người có nguồn gốc pha trộn đặc biệt phổ biến ở Hawaii, California và Puerto Rico. Nhiều thập kỷ trước, các nhà tâm lý học tin rằng trẻ em đa chủng tộc và thiếu niên gặp bất lợi, bị cả hai nhóm từ chối. Tuy nhiên, ngày nay, các cặp đôi pha trộn chủng tộc phổ biến hơn, và hầu hết thanh niên song chủng tộc nói rằng họ cảm thấy được cả hai nhóm chấp nhận. Những người thuộc hai chủng tộc thường nói rằng nền tảng pha trộn cho phép họ nhìn thấy những gì tốt đẹp nhất ở cả hai nền văn hóa. Một vấn đề mà họ thường đề cập là làm thế nào để dán nhãn cho mình. Nếu một biểu mẫu yêu cầu nhận dạng dân tộc, họ không muốn chỉ tích chọn một danh tính vì điều đó sẽ phủ nhận phần còn lại của họ (Shih & Sanchez, 2005). Biểu mẫu Điều tra dân số Hoa Kỳ hiện cho phép mọi người chỉ ra tổ tiên hỗn hợp.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.