Social and Cultural Influences on Eating
Insulin, Leptin và các cơ chế sinh học khác đều quan trọng, nhưng các yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng lớn tới những gì chúng ta ăn, thời điểm ăn và khối lượng ăn. Nếu bạn vừa ăn vừa xem tivi, bạn có xu hướng ăn nhiều hơn so với nếu bạn tập trung ăn (Van der Wal & van Dillen, 2013). Khi bạn hẹn hò với bạn bè, trung bình bạn nán lại lâu hơn gấp hai đến ba lần so với ăn một mình (Bell & Pliner, 2003), và gần như bạn sẽ ăn gấp đôi (De Castro, 2000). Bạn ăn thêm vài miếng sau khi bạn nghĩ rằng mình đã ăn xong, và sau đó lại thêm vài miếng nữa, có lẽ bạn không nhận ra ảnh hưởng của người khác. Ai đó muốn ăn tráng miệng, vì thế bạn cũng ăn (Vartanian, Herman, & Wansink, 2008). Tất nhiên những ngoại lệ cũng xảy ra, nếu bạn đang ăn tối với ai đó mà quát tháo bạn vì bạn ăn quá nhiều (Herman, Roth, & Polivy, 2003).
Kỳ vọng cũng ảnh hưởng tới việc ăn uống của chúng ta. Ngay cả tên của món ăn cũng có thể gây cảm giác thèm ăn. Món nay ngày nay chung ta gọi là cá vược Chile đã từng được gọi là cá răng Patagonian. Thay đổi cái tên làm tăng doanh số đáng kể. Một loại cá khác, có màu da cam sần sùi, thường được gọi là ‘’slimehead.”” Bạn có đến nhà hàng để đặt một đĩa slimehead thơm ngon không?
Trong một thí nghiệm, một nhà hàng tặng cho mỗi khách hàng một ly rượu. Một nửa số khách (chọn ngẫu nhiên) được nói cho biết rượu là từ California (bang nổi tiếng là rượu ngon), và một số người khác được bảo rằng rượu đến từ North Dakota (vùng khí hậu không thích hợp để trồng nho). Những người nghĩ là rượu đến từ California cho điểm đánh giá cao về rượu, thực phẩm và đầu bếp. Những người nghĩ rằng rượu đến từ North Dakota thể hiện không thích rượu hay bất kỳ thứ gì khác, và hầu hết là họ không nghĩ sẽ quay trở lại nhà hàng (Wansink, Payne, & North, 2007).
Một ảnh hưởng khác là khẩu phần ăn. Qua nhiều năm, khẩu phần ăn đã tăng dần lên, đặc biệt là ở Hoa Kỳ (Rozin, Kabnick, Pete, Fischler, & Shields, 2003). Nếu ai đó mang cho bạn một bữa ăn lớn, bạn có cảm thấy có trách nhiệm phải ăn hết không? Nếu bạn dùng bữa tại một bữa tiệc buffet lớn (đôi khi được gọi là “tiệc buffet đêm” ), bạn có cố gắng thử xem số tiền của mình đáng giá bao nhiêu không? Các nhà nghiên cứu đã tặng phiếu giảm giá 50% cho một nửa số người, lựa chọn ngẫu nhiên khi họ tham gia một bữa tiệc buffet pizza. Nhân viên nhà hàng đã ghi lại xem mỗi người đã ăn bao nhiêu. Về trung bình, những người thanh toán toàn bộ tiền ăn nhiều hơn bốn lát pizza, và những người trả một nửa tiền chỉ ăn ít hơn ba lát. Rõ ràng là, mọi người ăn ít hơn nếu họ nghĩ rằng đồng tiền của họ xứng đáng như vậy (Just & Wansink, 2011).
Tại một hội nghị gồm nhiều người bao gồm cả các chuyên gia dinh dưỡng (những người bạn có thể nghĩ là biết nhiều hơn) được yêu cầu tự lấy kem ăn. Những người được đưa cho một chiếc tô lớn hầu như lấy nhiều hơn 1/3 số kem so với những người có tô nhỏ hơn (Wansink, van Ittersum, & Painter, 2006). Trong một nghiên cứu hấp dẫn khác, các khách hàng ở rạp chiếu phim được tặng một hộp bỏng ngô miễn phí, có thể là một hộp lớn (120 g) hoặc một hộp lớn hơn (240 g). Sau đó các nhà nghiên cứu cân phần còn lại để xác định xem mọi người đã ăn bao nhiêu. Mọi người ăn nhiều hơn đáng kể nếu họ được tặng hộp lớn, ngay cả khi bỏng ngô đã để 14 ngày (Wansink & Kim, 2005).
Tuy nhiên, thật không công bằng khi đổ hết lỗi cho các nhà hàng vì những bữa ăn lớn nhiều calo làm cho chúng ta béo lên. Những người ăn nhiều thức ăn với lượng calo cao cũng thường ăn lượng lớn chất béo và đường khi họ ăn ở nhà (Poti, Duffy, & Popkin, 2014).
Việc ăn quá nhiều cũng lan rộng ở các nền văn hóa như cách mà chúng trở thành, như một số người đã nói “Thuộc địa hóa – Coca” bởi các nền văn hóa Phương Tây (Friedman, 2000). Hãy xem xét người Mỹ bản địa Pima ở Arizona (xem hình 11.10). Hầu hết người lớn Pima đều bị béo phì, có lẽ bởi vì một số gene (Norman et al., 1998), và hầu hết cũng bị huyết áp cao và tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, tổ tiên của họ – với các gene tương tự – lại không bị vượt quá cân nặng. Họ ăn trái cây và rau quả mọc ở sa mạc Sonoran, những loại chỉ mọc một thời gian ngắn trong năm. Để sống sót, họ phải ăn nhiều nhất có thể bất cứ khi nào và tiết kiệm năng lượng càng nhiều càng tốt. Bắt đầu từ những năm 1940, họ chuyển sang chế độ ăn kiêng tương tự như những người Mỹ khác, giàu calo và có sẵn quanh năm. Người Pima vẫn ăn uống tích cực và tiết kiệm nặng lượng bằng việc ít hoạt động, và kết quả là bị tăng cân. Đây là một ví dụ tuyệt vời cho việc kết hợp giữa ảnh hưởng của gene di truyền và môi trường. Vấn đề cân nặng của người Pima phụ thuộc vào cả gene và sự thay đổi trong chế độ ăn uống.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.