Influences of Age, Culture, and Cohort
:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/personality-psychology-study-guide-2795699_final-49889dfa10424121bfee8cef9ebb3e92.png)
Tính cách của bạn hiện giờ giống với lúc nhỏ bao nhiêu? Trong một nghiên cứu, các nhà điều tra theo dõi hành vi của một số người từ 3 đến 26 tuổi. Những đứa trẻ dễ sợ hãi và thất vọng ở độ tuổi lên 3 thì có nhiều căng thẳng và ức chế hơn người khác khi ở tuổi 26. Những đứa trẻ bốc đồng và hiếu động lúc 3 tuổi có xu hướng gặp rắc rối với người khác và từ đó cảm thấy bị xã hội xa lánh. Những đứa trẻ tự tin, thân thiện, và háo hức khám phá môi trường lúc 3 tuổi thì sẽ tự tin khi trưởng thành, háo hức đón nhận các sự kiện.
Tính cách của bạn thay đổi trong tương lai như thế nào?
Càng lớn lên con người càng ít thay đổi. Ở thời thơ ấu, các câu trả lời trong một bảng tính cách tương quan khá khiêm tốn ở mức 0.34 so với bài kiểm tra thứ hai vào lúc 6 hoặc 7 tuổi. Ở độ tuổi đại học, mối tương quan này là 0.54. Nó tăng lên 0.64 ở tuổi 30 và 0.74 ở tuổi 60. Tính cách có lẽ ổn định hơn những con số được đưa ra, bởi vì việc đo lường chúng không hoàn toàn đáng tin cậy. Một lý do về việc tính cách trở nên ổn định hơn đó là những người lớn hơn thường ở cùng một môi trường, làm những công việc giống nhau trong nhiều năm. Bạn có thể đề xuất thêm các giải thích khác nếu có.
Mặc dù sự khác biệt xảy ra theo độ tuổi không nhiều, vẫn có một số xu hướng được cho là nhất quán. Một xu hướng được tìm thấy trong các nền văn hóa trên khắp thế giới, là những người trung tuổi có xu hướng tận tâm hơn thanh thiếu niên. Một giả thuyết đơn giản (không nhất thiết giải thích tất cả) rằng người lớn bị ép buộc cho dù họ thích hoặc không trong các nhiệm vụ như là duy trì công việc, thanh toán hóa đơn, sửa sang nhà cửa, chăm sóc con cái và chịu nhiều trách nhiệm khác.
Hầu hết mọi người đạt đỉnh sức sống xã hội và tìm kiếm cảm giác mạnh ở thời niên thiếu hoặc đầu tuổi trưởng thành và sau đó suy giảm dần theo tuổi tác (Ví dụ, thanh niên chơi trò tàu lượn nhiều hơn ông bà họ). Người lớn cũng có xu hướng ổn định cảm xúc hơn và dễ chịu hơn. Ở hầu hết các nước, thanh niên đạt điểm cởi mở cao hơn so với người lớn tuổi. xu hướng này không đáng ngạc nhiên vì như chúng ta thấy rằng người trẻ thích các loại âm nhạc mới, các loại thức ăn mới, các kiểu thời trang mới… Hình 14.5 cho thấy sáu khía cạnh của tính cách theo độ tuổi. Lưu ý rằng nghiên cứu này phân biệt hai khía cạnh của tính cách hướng ngoại là sức sống xã hội và sự thống trị xã hội.
Tính cách có khác nhau giữa các nền văn hóa hoặc quốc gia không? Nghiên cứu dựa trên báo cáo của bản thân gặp một số khó khăn. Người ngoài nghĩ về người Puerto Rico là người hướng ngoại và người Mexico là người rất hòa đồng, nhưng người Puerto Rico và người Mexico không đánh giá họ theo cách đó (Ramírez-Esparza, Mehl, Álvarez- Bermúdez, & Pennebaker, 2009; Terracciano et al., 2005) . Các quốc gia tự đánh giá cao sự tận tâm cũng không phù hợp với cách người ngoài xếp hạng họ. Ở một mức độ nào đó, câu trả lời chỉ là chúng ta có nhiều định kiến sai về về đặc điểm dân tộc uc (McCrae và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, các vấn đề cũng tồn tại trong độ chính xác của các thang đo. Khi bạn đánh giá tính cách của chính mình, bạn sẽ so sánh với những người mà bạn biết. Nếu bạn có sự hòa đồng, hướng ngoại và tận tâm cao, nhưng những người khác trong cộng đồng của bạn cũng như vậy, thì bạn cần đánh giá bản thân mình ở mức trung bình. Một vấn đề khác liên quan đến cách mọi người xử lý các thang đo. Nếu bạn đánh giá tính cách của chính mình hoặc những người bạn biết, dựa trên thang điểm từ 0-10, bạn có ở gần mốc 5 điểm hay sẽ sử dụng nhiều điểm 0 hoặc 10?
Tuy nhiên, các vấn đề cũng tồn tại trong độ chính xác của các phép đo. Khi bạn đánh giá tính cách của chính mình, tất nhiên bạn sẽ đánh giá nó so với những người bạn biết. Nếu bạn là người rất hòa đồng, hướng ngoại hoặc tận tâm, nhưng những người khác trong cộng đồng của bạn cũng vậy, bạn đánh giá bản thân ở mức trung bình. Một vấn đề khác liên quan đến cách mọi người xử lý các thang đánh giá. Nếu bạn đánh giá tính cách của chính mình hoặc của những người khác mà bạn biết, trên thang điểm từ 0 đến 10, bạn sẽ ở gần 5 hay bạn sẽ sử dụng nhiều điểm 0 và 10? Hầu hết mọi người ở Nhật Bản, Hong Kong và Hàn Quốc có xu hướng cho điểm ở giữa thang đo. Nghĩa là, họ đánh giá bản thân và những người khác gần mức trung bình ở hầu hết các khía cạnh. Người dân Ba Lan, Malaysia và một số quốc gia Châu Phi có xu hướng đánh giá bản thân và những người khác cực kỳ cao hoặc cực kỳ thấp (Mottus và cộng sự, 2012). Kết quả là các xếp hạng tự đánh giá từ một quốc gia rất khó để so sánh với kết quả xếp hạng từ một quốc gia khác. Cách tốt nhất để so sánh tính cách giữa các nền văn hóa là quan sát hành vi thực tế.
Ở Hoa Kỳ, thông thường tính cách khác nhau về trung bình giữa các vùng địa lý. “Năng suất sáng tạo” có xu hướng cao hơn ở phía Đông Bắc, Trung Tây và Bờ Tây. Những người ở phía Đông nam có nhiều khả năng thô bạo khi bảo vệ danh tiếng của mình. Người dân ở các thành phố có xu hướng hướng ngoại hơn là những người ở nông thôn. Đây chỉ là một vài điểm khác biệt. Một lý do cho những khác biệt đó là danh tiếng của một vùng có xu hướng thu hút những người có cùng ý hướng. Nếu bạn đọc về những người Portland, Oregon, và nghĩ “những người này nghe có vẻ giống mình”, bạn cũng có thể muốn chuyển tới đó. Một ví dụ khác đó là những người hướng ngoại có xu hướng tìm kiếm những nơi thu hút với nhiều cơ hội giao lưu như là một thành phố lớn, trong khi những người mắc chứng nhiễu tâm có xu hướng tìm đến những nơi ít đe dọa hơn (Rentfrow, Gosling, & Potter, 2008).
Cuối cùng, tính cách có thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác? Hãy nhớ lại hiệu ứng Flynn ở chương 9: Trong nhiều năm qua, hiệu suất của một người dựa trên bài kiểm tra IQ tăng dần qua các thế hệ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự khác biệt tính cách giữa các thế hệ. Ví dụ, trong nhiều năm qua, bắt đầu từ năm 1950, các thang đo sự lo âu tăng dần. Trên thang đo lo âu ở trẻ em, điểm trung bình cho tất cả trẻ em năm 1980 là cao hơn mức trung bình của số trẻ em nhập viện tâm thần ở năm 1950. Chúng ta có thực sự mắc lo âu nhiều hơn các thế hệ trước không? Câu trả lời của mọi người có lẽ không mang nghĩa như vậy. Tuy nhiên, so sánh với các thế hệ trước , ngày càng có nhiều trẻ em phải sống trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn và ít trẻ em được sống trong tình hàng xóm với nhiều bạn bè và người thân. Có lẽ những thay đổi xã hội này đã làm tăng mức độ lo âu trung bình.
Các thế hệ cũng khác nhau ở các khía cạnh khác trong tính cách. Từ năm 1980 đến 2006, các sinh viên đại học ở Mỹ cho thấy sự gia lăng trong các thang đo về tính ái kỉ. Chủ nghĩa ái kỉ liên quan đến sự tự tin, nói chung điều này là tốt, nhưng nó cũng liên quan tới việc đi kèm với những rủi ro khác như là sự ích kỉ và những rắc rối trong các mối quan hệ lãng mạn. Tỉ lệ thanh thiếu niên Mỹ khao khát về một công việc lương cao và một lối sống sang trọng tăng lên từ những năm 1970 cho đến 1990, và điều này vẫn ổn định cho đến nay. Trong khi đó, ý định làm việc chăm chỉ của họ lại giảm xuống. Điểm chung ở đây là thời đại bạn đang sống có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.