Ảnh hưởng của Ám thị (suggestion)

Đối với những nhà tâm lý học đang hoài nghi về những tuyên bố về liệu pháp phục hồi những ký ức bị kìm nén, thì giải pháp thay thế là gì? Nhớ lại ký ức là một quá trình tái dựng. Có lẽ những gợi ý được lặp lại để nhớ lại một ký ức bị lạm dụng thời thơ ấu (hoặc bất cứ điều gì khác) có thể cấy ghép một ký ức sai lệch-false memory (hoặc báo cáo sai), mà một số người tin vào ký ức sai lệch đó (Lindsay & Read, 1994; Loftus, 1993). Nghiên cứu ban đầu cho thấy việc đặt những câu hỏi gây hiểu lầm về băng video, chẳng hạn như “Bạn có thấy bọn trẻ lên xe buýt đi học không?” khiến nhiều người khai man rằng đã nhìn thấy một chiếc xe buýt của trường học (Loftus, 1975). Một nhà thí nghiệm có thể đánh lừa mọi người kể lại những ký ức sai lệch về cuộc sống của chính họ hay không? Hãy xem xét hai thí nghiệm.

 

Bằng chứng là gì?

Ám thị và Ký ức Sai lầm

Nghiên cứu đầu tiên

Giả thuyết Trong một số trường hợp, những người được nghe kể về một sự kiện thời thơ ấu sẽ tin rằng nó đã xảy ra, ngay cả khi thực tế nó không xảy ra.

Phương pháp:  Những người tham gia được cho biết rằng nghiên cứu liên quan đến ký ức thời thơ ấu của họ. Mỗi người tham gia được cung cấp các đoạn văn mô tả bốn sự kiện. Trong đó ba sự kiện đã thực sự xảy ra. (Các nhà thí nghiệm đã liên hệ với cha mẹ để lấy mô tả về các sự kiện thời thơ ấu.) Sự kiện thứ tư là một câu chuyện có vẻ hợp lý nhưng là một câu chuyện với thông tin sai về việc bị đi lạc. Một ví dụ với một người phụ nữ Việt: “Bạn, mẹ bạn, Tiến và Tuấn, tất cả đều đến Bremerton Kmart. Lúc đó đó bạn chắc khoảng 5 tuổi. Mẹ bạn đã cho mỗi người một số tiền để có thể mua được một cây kem việt quất. Bạn đã chạy để xếp vào hàng đầu tiên, và không hiểu sao bạn lại lạc đường khi vào cửa hàng. Tiến tìm thấy bạn và bạn đang khóc với một phụ nữ lớn tuổi người Trung Quốc. Sau đó, ba người bạn đã cùng nhau mua được kem. ” Sau khi đọc bốn đoạn văn, mỗi người tham gia được yêu cầu viết bất kỳ chi tiết bổ sung nào mà họ có thể nhớ về sự kiện đó. Những người tham gia được yêu cầu thực hiện lại sau 1 tuần sau đó, và tiếp tục một lần khác nữa sau 1 tuần sau (Loftus, Feldman, & Dashiell, 1995).

Kết quả: Trong số 24 người tham gia, 6 đã người báo cáo về sự kiện sai lệch được ám thị và một số người trong số họ bổ sung thêm các chi tiết. Người phụ nữ trong ví dụ trên nói, “Tôi mơ hồ nhớ mình đã đi quanh Kmart và khóc tìm Tiến và Tuấn. Tôi đã nghĩ rằng tôi đã bị lạc luôn rồi. Tôi đi đến của hàng giày, bởi vì chúng tôi luôn dành nhiều thời gian ở đó. Tôi đã đến nơi để khăn tay vì chúng tôi đã ở đó lần cuối. Tôi đã đi vòng quanh cửa hàng dường như 10 lần. Tôi chỉ nhớ mình đã đi xung quanh đó và khóc. Tôi không nhớ người phụ nữ Trung Quốc, hay que kem (nhưng chắc là kem mâm xôi nếu tôi đi mua kem). Tôi thậm chí không nhớ mình đã được tìm thấy.

Diễn giải: Một lời ám thị đôi khi có thể gợi lên ký ức về một sự kiện chưa từng xảy ra. Đúng là, gợi ý này chỉ ảnh hưởng đến một phần tư số người được tham gia thử nghiệm và hầu hết trong số họ chỉ kể lại những ký ức mơ hồ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đạt được hiệu quả chỉ sau một lời gợi ý ngắn gọn. Trong một nghiên cứu tương tự, 13 trong số 47 người tham gia đã kể lại những ký ức sai lệch một cách chi tiết về việc bị lạc hoặc bị tấn công bởi một con vật hoặc một đứa trẻ khác, và 18 người tham gia khác báo cáo họ nhớ lại một phần (Porter, Birt, Yuille, & Lehman, 2000). Sau khi được kể là họ đã bị ốm sau khi ăn trứng ở thời thơ ấu, nhiều người đã từ chối ăn trứng, và sau khi được kể là thích ăn măng tây ngay khi họ ăn thử nó lần đầu tiên, nhiều người đã thích ăn măng tây hơn (Bernstein & Loftus, 2009).

Có một ý kiến phản đối là có lẽ những ký ức sai lệch này không hoàn toàn sai sự thật. Có thể một lúc nào đó người phụ nữ trẻ đã bị lạc – nếu không phải ở Kmart lúc 5 tuổi, thì ở một nơi nào đó ở một độ tuổi khác. Trong các nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đề xuất các sự kiện hầu như không thể xảy ra. Ví dụ, sinh viên đại học đọc các quảng cáo giả mạo về Disneyland, nó mô tả những người gặp gỡ và bắt tay với Bugs Bunny, một nhân vật của Warner Brothers sẽ không bao giờ xuất hiện ở Disneyland. Khoảng 30% những người đọc quảng cáo này sau đó đã kể lại rằng họ cũng đã từng gặp Bugs Bunny tại Disneyland. Một số ngưỡi kể lại rằng họ đã chạm vào tai hoặc đuôi của Bugs Bunny (Loftus, 2003). Trong một nghiên cứu khác, các sinh viên người Anh được yêu cầu tưởng tượng về những trải nghiệm nhất định sau đó đã báo cáo rằng họ nhớ chúng, bao gồm cả việc “nhờ y tá lấy mẫu da ra khỏi ngón tay út của tôi” – một quy trình mà các bác sĩ Anh không bao giờ sử dụng (Mazzoni & Memon, 2003). Nói tóm lại, các gợi ý/ ám thị có thể dẫn mọi người đến báo cáo những ký ức về những sự kiện chưa từng xảy ra.

image source: https://kidsactivitiesblog.com/113849/apparently-false-memories-share/

Nghiên cứu thứ hai

Một số nhà trị liệu yêu cầu khách hàng của họ xem lại bức ảnh thời thơ ấu để giúp gợi nhớ lại những ký ức cũ. Họ chắc chắn rằng những bức ảnh gợi nhớ lại những ký ức. Tuy nhiên, những bức ảnh cũ cũng có thể tạo điều kiện cho những ký ức sai lệch?

Giả thuyết: Một ám thị sai lầm về một sự kiện thời thơ ấu sẽ gợi lên nhiều báo cáo về trí nhớ hơn, nếu mọi người đã xem các bức ảnh trong khoảng thời gian đó.

Phương pháp: Các nhà nghiên cứu yêu cầu cha mẹ của 45 sinh viên đại học mô tả một sự kiện đã xảy ra khi những học sinh này học lớp ba hoặc lớp bốn, và một sự kiện khác xảy ra ở lớp năm hoặc lớp sáu. Cả hai đều được cho là những sự kiện mà học sinh có thể nhớ hoặc có thể không nhớ hơn là những sự kiện mà gia đình đã thảo luận nhiều lần. Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu phụ huynh xác nhận rằng sự kiện sau – sự kiện mà họ định đề xuất – đã không xảy ra: Ở lớp một, đứa trẻ mang đồ chơi “Slime” đến trường, sau đó cô ấy và một đứa trẻ khác đẩy “Slime” lên bàn giáo viên và sau đó bị phạt nhẹ. Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu phụ huynh cung cấp bản sao của các bức ảnh ở lớp học từ lớp một, lớp ba hoặc lớp bốn, và lớp năm hoặc lớp sáu.

Sau khi chuẩn bị xong, họ đưa các học sinh đến và mô tả ngắn gọn cho mỗi học sinh ba sự kiện (hai sự kiện do phụ huynh cung cấp và một sự kiện sai sự thật). Họ yêu cầu học sinh cung cấp bất kỳ thông tin bổ sung nào mà họ nhớ được về mỗi sự kiện. Một nửa trong số họ (được chọn ngẫu nhiên) đã được cho xem ảnh ở lớp học của họ và một nửa thì không được cho xem ảnh. Vào cuối buổi, họ được yêu cầu suy nghĩ về sự kiện hồi lớp một cho tuần tiếp theo và cố gắng nhớ thêm về sự kiện đó. Những người trong nhóm được cho xem ảnh đã chụp một bức ảnh với nhau. Một tuần sau, các sinh viên quay lại và báo cáo lại bất cứ điều gì họ nghĩ rằng họ đã nhớ (Lindsay, Hagen, Read, Wade, & Garry, 2004).

Kết quả: Hầu hết học sinh đã kể lại những ký ức rõ ràng về hai sự kiện thực tế. Đối với sự kiện sai sự thật ở lớp một, ▲ Hình 7.16 cho thấy tỷ lệ phần trăm học sinh đã báo cáo sự kiện đó trong phiên thử nghiệm lần một và lần 2. Kí ức tăng lên từ phiên một đến hai, và những học sinh xem ảnh họ đã kể nhiều kỉ niệm hơn so với những học sinh không xem ảnh. Đến buổi thứ hai, gần hai phần ba số học sinh được xem một bức ảnh ở lớp đã kể lại một số ký ức về sự kiện sai sự thật.

▲ Hình 7.16 Nhiều học sinh xem ảnh hồi lớp một cho biết họ nhớ sự kiện được gợi ý (sai). (Từ “Những bức ảnh thật và những ký ức sai lệch, của D. S. Lindsay, L. Hagen, J. D. Read, K. A. Wada, và M. Garry, 2004. Khoa học Tâm lý 15, trang 149–154. Bản quyền 2004 Blackwell Publishing. Được phép tái bản.)

Vào cuối nghiên cứu, các nhà nghiên cứu giải thích rằng sự kiện ở lớp một không thực sự xảy ra. Nhiều học sinh bày tỏ sự ngạc nhiên, chẳng hạn như, “Không thể nào! Tôi nhớ nó! Nó thật quái dị!” (Lindsay và cộng sự, 2004, trang 153).

Diễn giải: Việc xem xét một bức ảnh cũ làm tăng khả năng gợi ý/ám thị về những ký ức sai lệch. Tại sao? Khi bạn đang cố gắng quyết định xem liệu bạn có nhớ ra một điều gì đó hay không, bạn cố gắng truy xuất những suy nghĩ và hình ảnh liên quan. Nếu bạn có thể nhớ lại những chi tiết phụ, đó có lẽ là một ký ức thực sự. Một bức ảnh giúp bạn dễ dàng nhớ lại các chi tiết và nghĩ rằng sự kiện là có thật (Henkel, 2011; Strange, Garry, Bernstein, & Lindsay, 2011). Nếu bạn đang cố gắng nhớ lại việc bạn và một người bạn khác chơi khăm giáo viên, hình ảnh trực quan sẽ làm cho ký ức trở nên sinh động và thuyết phục hơn.

Trong các nghiên cứu liên quan, các nhà nghiên cứu dùng máy tính để xử lý hình ảnh, hiển thị hình ảnh thời thơ ấu của những người tham gia vào thử nghiệm, họ uống trà với Thái tử của Hoàng gia Anh Charles hoặc cùng gia đình khi đi khinh khí cầu —cả hai sự kiện đều là sự kiện sai sự thật. Nhiều người tham gia tuyên bố nhớ các sự kiện và cung cấp thêm thông tin chi tiết (Strange, Sutherland, & Garry, 2004; Wade, Garry, Read, & Lindsay, 2002). Những người đã xem các bức ảnh chỉnh sửa về các sự kiện lịch sử đã nhớ nhầm các sự kiện để khớp với các bức ảnh (Sacchi, Agnoli, & Loftus, 2007; ▼ Hình 7.17.) Ảnh hưởng của các bức ảnh liên quan đến chứng mất trí nhớ nguồn (quên nguồn), như đã mô tả trước đó. Chứng quên nguồn xảy ra nếu bạn nhớ điều gì đó nhưng không nhớ bạn đã học nó ở đâu. Trong trường hợp của các bức ảnh, bạn nhìn thấy thứ gì đó trong bức ảnh và nghĩ rằng bạn đã nhớ nó từ một trải nghiệm xảy ra từ lâu.

 

 

 

 

 

Hình 7.17 Nếu bạn nhìn một bức ảnh về xác chiếc tàu hỏa này và sau đó nhìn một bức ảnh đã bị thay đổi bằng thêm một vài người vào đó, bạn có thể báo cáo rằng bạn đã từng nhìn thấy những người này ngay lúc đầu.

 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

 

Leave a Reply