Eating Too Much or Too Little
Béo phì trở nên phổ biến nhưng không phải tất cả. Tại sao một số người bị béo phì trong khi những người khác thì không. Ở một thái cực khác, tại sao một số người lại ăn quá ít? Ăn uống thất thường phản ánh sự tổng hợp giữa ảnh hưởng tâm sinh lý và xã hội.
Obesity has become widespread but not universal. Why do some people become obese, whereas others do not? At the other extreme, why do some people eat too little? Abnormal eating reflects a combination of physiological and social influences.
Béo phì
Obesity
Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể. Các bác sĩ tính toán chỉ số khối cơ thể, được định nghĩa là cân nặng tính bằng kilogram chia cho chiều cao tính bằng mét bình phương (kg 4 m2). Tỉ lệ trên 25 được coi là thừa cân, trên 30 là béo phì và trên 40 là cực kỳ béo phì (National Institutes of Health, 2000). Khoảng 30% người lớn Hoa Kỳ bị béo phì, 35% khác bị thừa cân (Marx, 2003). Những người bị thừa cân là bởi vì họ hấp thụ nhiều hơn lượng calo sử dụng. Nhưng tại sao họ lại làm vậy? Lý do đã đề cập là bởi vì chúng ta thường có nhiều thức ăn ngon. Tuy nhiên, ngay cả khi thức ăn có sẵn, một số người vẫn tăng cân còn một số người khác thì không. Điều gì giải thích cho sự khác nhau này?
Vai trò giới hạn của cảm xúc – The Limited Role of Emotional
Những rối loạn – Disturbances
Nhiều người, mặc dù không phải tất cả, đối phó với tình trạng đau khổ bằng cách ăn nhiều. Ngược lại, khi mọi người cảm thấy vui vẻ, họ có xu hướng ăn ít đi (Sproesser, Schupp, & Renner, 2014). Dữ liệu từ những người ghi chép nhật ký ăn uống cho thấy sau một trận đá bóng hoặc trận đấu quan trọng, những người hâm mộ đội tuyển thua cuộc ăn nhiều hơn bình thường trong khi những người hâm mộ đội chiến thắng lại ăn ít hơn (Cornil & Chandon, 2013).
Ăn uống vô độ để đối phó với căng thẳng đặc biệt phổ biến ở những người đang ăn kiêng để giảm cân (Greeno & Wing, 1994). Rõ ràng là, những người ăn kiêng tích cực ức chế ham muốn ăn của họ cho tới khi gặp phải căng thẳng phá vỡ sự ức chế của họ và giải phóng ham muốn ăn uống bị dồn nén. Nếu sự lo lắng kích thích ăn uống vô độ, nó có thể dẫn đến béo phì không? Một đánh giá về 15 nghiên cứu cho thấy rằng trầm cảm làm tăng xác suất một người bị béo phì, và bị béo phì tăng xác suất nguy cơ bị trầm cảm ở một người (Luppino et al., 2010). Tuy nhiên, cả hai tác động đều khá nhỏ. Trong một nghiên cứu, 19% những người có tiền sử trầm cảm nặng bị béo phì so với 15% những người khác (McIntyre, Konarski, Wilkins, Soczynska, & Kennedy, 2006).
Gene di truyền và năng lượng đầu ra
Genetics and Energy Output
Nhiều nghiên cứu cặp song sinh chỉ ra ảnh hưởng mạnh mẽ của di truyền tới béo phì, nhưng với các nguyên nhân khác nhau. Chỉ khoảng 1% các trường hợp béo phì có thể xác định là do một gene đơn. Nhiều gene – ít nhất là hàng chục gene – cùng đóng góp nhỏ vào khả năng béo phì. Những thay đổi biểu sinh – nghĩa là, thay đổi trong biểu hiện gene- có lẽ là những yếu tố đóng góp quan trọng hơn bất kỳ gene thông thường nào (Waalen, 2014). Trong mọi trường hợp, làm thế nào để bất kỳ gene di truyền ảnh hưởng tới hành vi?
Nhiều người thừa cân ăn nhiều hơn họ thừa nhận, thậm chí nhiều hơn cả mức họ thừa nhận với chính bản thân mình. Trong một nghiên cứu đơn giản đáng ngưỡng mộ, các nhà nghiên cứu thu thập các hóa đơn siêu thị và phát hiện ra rằng những gia đình thừa cân mua nhiều thực phẩm hơn mức trung bình cho mỗi người, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (Ransley et al., 2003).
Ngoài việc tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, hầu hết những người thừa cân có năng lượng đầu ra thấp, bao gồm cả tỉ lệ trao đổi chất thấp. Các nhà điều tra so sánh trẻ sơ sinh của 12 bà mẹ thừa cân và 6 bà mẹ cân nặng bình thường trong năm đầu đời của chúng. Bọn trẻ có cân nặng giống nhau lúc sinh, nhưng 6 em bé của các bà mẹ thừa cân không hoạt động so với các em bé khác và trở nên thừa cân trong năm đầu tiên của chúng. Trong ba tháng đầu tiên, chúng tiêu tốn ít năng lượng hơn khoảng 20% mỗi ngày so với mức trung bình của những trẻ khác (Roberts, Savage, Coward, Chew, & Lucas, 1988).
Tiêu hao ít năng lượng là một dự báo cho việc tăng cân ở người lớn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người béo phì hoạt động ít hơn người khác và dành thời gian ngồi nhiều hơn, ngay cả sau khi họ giảm cân (J. A. Levine et al., 2005). Rõ ràng là, không hoạt động là một thói quen lâu dài, không chỉ là một phản ứng khi trở nên nặng nề.
Tăng cường tập thể dục là một phần quan trọng trong bất kỳ chương trình giảm cân nào, nhưng một vấn đề đó là, hầu hết mọi người đều đánh giá quá cao lượng calo mà họ đốt cháy trong mỗi buổi tập thể dục. Một vấn đề nữa là những người mong đợi các bài tập thể dục giải quyết vấn đề cân nặng của họ thì lại tiếp tục ăn quá nhiều.
Giảm cân
Losing Weight
Những người cố gắng giảm cân có mâu thuẫn giữa động cơ thích ăn ngay lúc này và động cơ cảm thấy hài lòng về việc giảm cân về sau. Với những người đang gặp khó khăn để giảm cân, chế độ ăn kiêng và hầu hết các biện pháp can thiệp khác chỉ mang lại lợi ích nhỏ hoặc tạm thời. Tuy nhiên, quảng cáo cho các chương trình ăn kiêng khác nhau cho biết rằng nhiều người đã giảm được một lượng cân đáng kể. Hãy giả sử họ đang nói thật. Nếu bạn nghe thấy rằng có X số người giảm cân nhờ một vài chế độ ăn, thông tin đó có ích không? Hầu như thông tin đó là vô ích, trừ khi bạn cũng biết họ đã giữ chế độ ăn đó trong bao lâu và bao nhiêu người khác đã thử ăn kiêng nhưng không giảm được cân. Một đánh giá của các tài liệu cho thấy rằng càng có nhiều người tăng cân khi ăn kiêng (Mann et al., 2007). Các phương pháp điều trị thành công hơn đòi hỏi phải thay đổi lối sống, bao gồm tăng cường tập thể dục cũng như giảm ăn. Sự kết hợp đó hữu ích mặc dù cũng chỉ có 20% đến 40% những người tham gia giảm cân trong hai năm hoặc hơn (Powell, Calvin, & Calvin, 2007).
Một trong những vấn đề chính là hầu hết mọi người tuyên bố là đang ăn một chế độ ăn kiêng thì lại không tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn kiêng, nếu có. Sau nhiều năm ăn nhiều và ít hoạt động, rất khó để chuyển sang chế độ ăn ít hơn và hoạt động nhiều hơn. Khi mọi người tăng cân, họ trở nên dễ nhượng bộ trước những cám dỗ mới để ăn quá nhiều (Sutin et al., 2013). Mọi người có khả năng tuân thủ các khuyến nghị về những thay đổi nhỏ: Thường xuyên tăng cường tập thể dục hàng ngày, uống nước thay vì đồ uống có ga, ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn, bỏ đồ ăn hấp dẫn ra khỏi tầm mắt và luôn để lại ít nhất một vài miếng ăn trên đĩa (Poelman, de Vet, Velema, Seidell, & Steenhuis, 2014).
Thuốc giảm cân chỉ có ít tác dụng, chúng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, và còn một nhược điểm nữa: Những người uống thuốc không thấy có trách nhiệm trong việc kiểm soát cơn thèm ăn nữa. Trong một nghiên cứu, những người đang cố gắng giảm cân đều dùng giả dược, nhưng các nhà nghiên cứu nói với một nửa trong số họ (được chọn ngẫu nhiên) rằng đó là thuốc giảm cân. Một lúc sau, tất cả mọi người có cơ hội nếm thử một số loại kẹo để kiểm tra “sở thích mùi vị”. Những người nghĩ rằng họ đã uống thuốc giảm cân thì ăn nhiều kẹo hơn mức trung bình 29% (Chang & Chiou, 2014).
Mặc dù các số liệu thống kê về giảm cân nghe có vẻ không khuyến khích, nhưng bạn có thể biết những người đã cố gắng giảm cân và sau đó từ bỏ. Chúng ta nghe về nhiều thất bại trong việc ăn kiêng hơn là thành công vì một lý do đơn giản: Những người giảm cân và duy trì nó không tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ (Schachter, 1982). Những người không thể giảm cân có mặt ở hết phòng khám này tới phòng khám khác. Do đó, những bệnh nhân gặp khó khăn dường như rất phổ biến.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.