Alfred Adler and Individual Psychology
:max_bytes(150000):strip_icc():format(webp)/alfred-adler-sketch-56a7976e3df78cf772976b5e.jpg)
Alfred Adler (1870-1937) là một bác sĩ người Áo đã rời bỏ Freud bởi vì ông cho rằng Freud nhấn mạnh quá nhiều vào động cơ tình dục và bỏ qua những ảnh hưởng khác. Họ ngừng cộng tác vào năm 1911, với Freud, ông nhấn mạnh rằng phụ nữ đều trải qua “sự ghen tị có dương vật” còn Adler thì cho rằng phụ nữ có nhiều khả năng ghen tị với địa vị và quyền lực của nam giới.
Adler đã thành lập một trường phái tư tưởng đối lập với Freud mà ông đặt tên là Tâm lý học cá nhân. Adler không ngụ ý rằng đó là “tâm lý học của từng cá nhân”. Mà đúng hơn, ông muốn nói “tâm lý không thể phân tách”, tâm lý của con người là một tổng thể chứ không phải gồm những phần như cái nó, cái tôi, cái siêu tôi. Adler nhấn mạnh tầm quan trọng của hành vi có ý thức và mục tiêu.
Mô tả về tính cách của Adler
Một số bệnh nhân ban đầu của Adler là những vận động viên nhào lộn từng bị thương ở tay hoặc chân. Sau khi nỗ lực vượt qua chấn thương, họ vẫn tiếp tục cho tới khi phát triển sức mạnh và khả năng phối hợp khác thường. Có lẽ, theo Adler phỏng đoán, mọi người nói chung cố gắng khắc phục điểm yếu và biến chúng trở thành điểm mạnh. Adler đã ghi chép rằng từ khi là một đứa trẻ chào đời vô cùng nhỏ bé, phụ thuộc và được bao bọc bởi những người lớn hơn, chúng ta cố gắng vượt qua cảm giác tự ti đó. Trải nghiệm đôi khi thất bại khiến chúng ta cố gắng nhiều hơn. Tuy nhiên, những thất bại dai dẳng và những lời chỉ trích quá mức tạo ra phức cảm tự ti – inferior complex, một cảm giác yếu đuối, kém cỏi và bất lực.
Theo Adler, con người ai cũng có động lực bẩm sinh nhằm phấn đấu trở nên vượt trội – striving for superiority, một mong muốn tìm kiếm sự xuất sắc và hoàn thiện. Mỗi người tạo ra một kế hoạch tổng thể để đạt được cảm giác vượt trội. Một chiến lược điển hình như là tìm kiếm thành công trong kinh doanh, thể thao, hoặc những hoạt động cạnh tranh khác. Con người cũng phấn đấu để thành công theo nhiều cách khác nhau. Một số người rút lui khỏi cuộc sống để có được cảm giác mãn nguyện hoặc vượt trội từ việc hi sinh bản thân một cách bất thường.
Một người liên tục phàn nàn về bệnh tật hoặc khuyết tật sẽ có được để ý từ bạn bè và gia đình. Một người khác có thể phạm tội để có được sự chú ý mà tội ác đó mang lại. Mọi người cũng có nỗ lực vượt trội bằng cách đưa ra những lời bào chữa. Nếu bạn kết hôn với người có thể cản trở tham vọng của bạn, có lẽ bạn sẽ duy trì ảo tưởng rằng: tôi có thể đạt được thành công nếu người bạn đời của tôi không ngăn cản tôi. Thất bại trong học tập cũng có thể có động lực tương tự: “Tôi đáng ra có thể làm tốt bài thi , nhưng tại vì đêm qua bạn bè đã rủ tôi tham gia tiệc tùng.” Theo Adler, mọi người thường tham gia vào hành vi tự chuốc họa vào thân vì không nhận thức được đầy đủ mục tiêu và các chiến lược (Nhớ lại khái niệm tự chấp ở chương 13 – Tâm lý học xã hội).
Adler cố gắng xác định những động cơ thực sự của con người. Ví dụ, ông hỏi một vài người phàn nàn về bệnh đau lưng rằng “Cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu bạn hết chứng đau lưng?” Những người háo hức nói rằng họ sẽ trở nên năng động hơn có vẻ đang cố gắng vượt qua căn bệnh của họ. Những người nói rằng họ không tưởng tượng được cuộc sống sẽ thay đổi thế nào, hoặc nói rằng họ nhận được ít sự đồng cảm từ người khác thì dường như đang phóng đại nỗi buồn của mình nếu không phải là đang tưởng tượng ra nó.
Quan điểm của Adler về rối loạn tâm lý
Theo Adler, chỉ tìm kiếm thành công hoặc cảm giác vượt trội cho riêng mình không hẳn là tốt. Mục tiêu lành mạnh nhất là theo đuổi sự thành công theo một nhóm lớn hơn, như là gia đình, cộng đồng, quốc gia và hơn nữa, là cả nhân loại. Adler đã đi trước thời đại của mình, và nhiều nhà tâm lý học sau đó đã tiếp tục nghiên cứu ý tưởng này.
Theo Adler, nhu cầu của mọi người về những người khác đòi hỏi về sự quan tâm xã hội – social interest, một tinh thần đoàn kết và sự đồng nhất mọi người dẫn đến hành động mang tính xây dựng. Lưu ý rằng sự quan tâm xã hội không có nghĩa là mong muốn xã hội hóa. Nó nghĩa là một sự quan tâm tới phúc lợi xã hội. Mọi người có sự quan tâm xã hội muốn cộng tác với nhau. Khi đánh đồng sức khỏe tinh thần với mối quan tâm xã hội, Adler coi sức khỏe tinh thần như một trạng thái tích cực chứkhông chỉ là sự thiếu hụt. Theo quan điểm của Adler, nếu là những lo âu quá mức thì không phải là rối loạn tâm lý. Thay vào đó, họ đặt ra những mục tiêu thiếu trưởng thành, đi theo một cách sống sai lầm và biểu hiện ít quan tâm xã hội. Phản ứng của họ đối với cơ hội mới đó là “vâng, nhưng mà …”
Kế thừa quan điểm của Adler
Ảnh hưởng của Adler vượt lên trên cả sự nổi tiếng của ông. Khái niệm của ông về phức cảm tự ti đã trở thành một phần của nền văn hóa chung. Ông là người đầu tiên nói về sức khỏe tinh thần như một trạng thái tích cực hoạt động và thành tích, chứ không chỉ đơn thuần là sự thiếu vắng dấu hiệu của các loại bệnh lý. Các nhà tâm lý học về sau cũng tán thành ý tưởng này. Các hình thức trị liệu khác nhau dựa trên quan điểm tập trung vào việc hiểu các giả định mà con người tạo ra và cách những giả định này ảnh hưởng tới hành vi mà Adler khởi xướng. Nhiều nhà tâm lý học ủng hộ Adler bằng cách kêu gọi mọi người chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Theo Adler, chìa khóa của một tính cách lành mạnh không chỉ là nằm ngoài những rối loạn mà còn là mong muốn phúc lợi dành cho người khác.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.