Vì sao Gen Z cởi mở hơn trong việc nói về sức khỏe tinh thần?

Biên dịch: Đặng Thị Mỹ Chi

Hiệu đính: Xanh Lam

Generation Z refers to the generation born roughly between the years 1997 and 2012. They are the first generation to be completely raised with the Internet and smartphones, and have grown up with a very different experience of the world than previous generations.

Gen Z là thế hệ được sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến 2012. Họ là thế hệ đầu tiên hoàn toàn được nuôi dưỡng cùng với Internet, điện thoại thông minh, và đã lớn lên với những trải nghiệm rất khác biệt so với các thế hệ trước đó.

Specifically, they are interconnected globally with a diverse range of people and largely communicate through technology and social media. This generation of over 60 million people in the United States is slowly starting to face real world challenges like paying for school, finding a job, and managing stress of daily life as an adult.

Đặc biệt, họ được kết nối trên khắp thế giới với nhiều người khác nhau và giao tiếp chủ yếu thông qua công nghệ và mạng xã hội. Thế hệ này với khoảng hơn 60 triệu người ở Hoa Kỳ đang bắt đầu đối diện với các thử thách của thế giới thực như đóng tiền học, tìm việc làm, và quản lý những căng thẳng thường nhật như một người lớn.

This raises the question: How is Gen Z handling their mental health compared to previous generations? They have grown up in tumultuous times that have included multiple stressors such as 9/11, school shootings, climate change, and political unrest, but this generation has consistently proven itself to be one that openly speaks about mental health.

Điều này đặt ra câu hỏi: Gen Z giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần của họ như thế nào so với các thế hệ trước đó? Họ đã trải qua những thời kỳ đầy biến động bao gồm nhiều tác nhân gây căng thẳng như sự kiện khủng bố ngày 11/9, các vụ xả súng ở trường học, biến đổi khí hậu và bất ổn chính trị, nhưng thế hệ này lại đã liên tục tự chứng minh rằng họ là một thế hệ nói chuyện cởi mở về sức khỏe tinh thần.

Why Is Gen Z Using Therapy More Than Previous Generations?

Vì sao thế thệ Z sử dụng trị liệu nhiều hơn các thế hệ trước?

In a report released by the American Psychiatric Association entitled “Stress in America: Generation Z” in October, 2019,2 Gen Z were more likely to have received treatment or gone to therapy (37%) compared to Millennials (35%), Gen X’ers (26%), Baby Boomers (22%), and the Silent Generation (15%). 

Furthermore, Gen Z were more likely to report their mental health as fair or poor (27%), compared to their older counterpart generations, namely Millennials (15%) and Gen X (13%).

Trong một báo cáo được đưa ra bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ với tiêu đề “Căng thẳng ở Hoa Kỳ: Gen Z” vào tháng 10, 2019, Gen Z có nhiều khả năng đã được điều trị hoặc đã tìm đến trị liệu (37%), nhiều hơn so với thế hệ Millennials (35%), thế hệ X (26%), thế hệ Baby Boomers (22%), và thế hệ Im lặng (15%).

Hơn thế nữa, Gen Z có nhiều khả năng cho biết sức khỏe tinh thần của họ là trung bình hay kém (27%), nhiều hơn so với các thế hệ lớn tuổi hơn, cụ thể là thế hệ Millennials (15%) và thế hệ X (13%)

The reason for this trend of increasing use of mental health services and reporting mental health being poor is likely threefold: 

  • Life has introduced a different variety of stressors, leading to increased psychological concerns and more need for services for mental health.
  • Awareness of mental health issues has grown, so that what once might have been ignored is recognized as a problem and treated as such.
  • Stigma around using mental health services has lessened, making it more likely that Gen Z will identify their own issues and seek help when they feel they have a mental health problem that can be treated.

Các lý do cho xu hướng tăng sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần và báo cáo sức khỏe tinh thần kém có thể đến từ 3 khía cạnh chính:

  • Cuộc sống đã tạo ra nhiều căng thẳng khác nhau, dẫn đến những lo lắng về tâm lý và nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần ngày càng gia tăng.
  • Nhận thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần đã tăng lên, do đó những gì từng có thể bị bỏ qua sẽ được nhận diện như một vấn đề và được xử lý.
  • Sự kỳ thị xung quanh việc sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần đã giảm bớt, khiến Gen Z có nhiều khả năng xác định được vấn đề của chính họ và tìm kiếm sự trợ giúp khi họ cảm thấy mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần cần được điều trị.

Increased Psychological Concerns Among Gen Z

Mối quan tâm về tâm lý gia tăng trong Gen Z

Gen Z has numerous reasons to feel more stressed than previous generations. Ultimately, stress can contribute to psychological concerns such as anxiety and depression. Below are some of the stressors that may be contributing to increased psychological issues among Gen Z.

Gen Z có nhiều lý do để cảm thấy căng thẳng hơn các thế hệ trước. Cuối cùng, căng thẳng có thể góp phần gây ra những vấn đề về tâm lý như lo lắng và trầm cảm. Dưới đây là một số yếu tố gây căng thẳng có thể góp phần làm gia tăng các vấn đề tâm lý ở Gen Z.

  • 75% of Gen Z respondents (300 15- to 17-year-olds) reported feeling stress about mass school shootings in the Stress in America survey, conducted by the Harris Poll on behalf of APA in July & August, 2018.2
  • In another poll, it was reported that almost half of Gen Z respondents reported being connected online for 10 or more hours a day.3 More screen time means less time spent connecting with others in person, which could increase feelings of isolation and loneliness. Being ultra-connected could also mean more pressure and expectations with less downtime (e.g., if doing school or work online).
  • In the APA report, 91% of Gen Z respondents reported experiencing physical or psychological symptoms due to stress.2 Causes of stress were identified as money/work (64%), debt (33%), housing (31%), and hunger (28%). Of these, only half reported that they were doing enough to manage their stress.
  • 75% số người trả lời thuộc Gen Z (300 người từ 15 đến 17 tuổi) cho biết họ cảm thấy căng thẳng về các vụ xả súng hàng loạt ở trường học trong cuộc khảo sát Căng thẳng ở Mỹ do Harris Poll thay mặt cho APA thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2018.
  • Trong một cuộc thăm dò khác báo cáo rằng gần một nửa số người thuộc Gen Z được hỏi cho biết họ lên mạng từ 10 giờ trở lên mỗi ngày. Thời gian sử dụng thiết bị nhiều hơn đồng nghĩa với việc dành ít thời gian kết nối trực tiếp với người khác hơn, điều này có thể làm gia tăng cảm giác bị cô lập và cô đơn. Lên mạng quá nhiều cũng có thể đồng nghĩa với nhiều áp lực và kỳ vọng hơn với thời gian nghỉ ngơi ít hơn (ví dụ: khi đi học hoặc làm việc trực tuyến).
  • Trong báo cáo của APA, 91% số người thuộc Gen Z được hỏi cho biết họ gặp phải các triệu chứng về thể chất hoặc tâm lý do căng thẳng. Nguyên nhân gây căng thẳng được xác định là tiền bạc/công việc (64%), nợ nần (33%), nhà ở (31%) và thiếu ăn (28%). Trong số này, chỉ một nửa cho biết họ đã hành động đủ để kiểm soát căng thẳng.
  • Gen Z may also have increased stress due to world issues such as climate change, political climate, immigration, and fear about the future in general.
  • Gen Z is the first generation to be exposed to potentially harmful content through social media at a young age (e.g., self-harm videos).
  • Research from the University College London found that Gen Z was more likely to self-harm, have a poorer body image, skip sleep, be overweight, and have depression.4
  • Gen Z also faces pressure related to social media and technology, including harassment (sexual or otherwise), bullying, and the need to conform.
  • Gen Z cũng có thể bị gia tăng căng thẳng do các vấn đề thế giới như biến đổi khí hậu, tình hình chính trị, nhập cư, và nỗi lo sợ về tương lai nói chung.
  • Gen Z là thế hệ đầu tiên tiếp xúc với nội dung có thể gây hại thông qua mạng xã hội khi còn trẻ (ví dụ: những video tự làm hại bản thân).
  • • Nghiên cứu của Đại học College London cho thấy Gen Z có nhiều khả năng tự làm hại bản thân, có hình ảnh cơ thể kém hơn, bỏ ngủ, thừa cân, và trầm cảm hơn.
  • Gen Z cũng phải đối mặt với áp lực liên quan đến truyền thông xã hội và công nghệ, bao gồm quấy rối (tình dục hoặc cách khác), bắt nạt và nhu cầu tuân thủ.

Awareness: Why Gen Z Is More Open About Their Mental Health

Nhận thức: Tại sao Gen Z cởi mở hơn về sức khỏe tâm thần của họ

It is also possible that the increased usage of therapy by Gen Z is a result of this generation being more open about their mental health. Being more aware of and accepting of mental health concerns in general will lead to more open discussion about psychological problems and how to manage stress.

Cũng có thể việc Gen Z sử dụng liệu pháp trị liệu ngày càng nhiều là kết quả của việc thế hệ này cởi mở hơn về sức khỏe tâm thần của họ. Nhận thức rõ hơn và chấp nhận những lo lắng về sức khỏe tâm thần nói chung sẽ dẫn đến các cuộc thảo luận cởi mở hơn về các vấn đề tâm lý và cách kiểm soát căng thẳng.

What is the reason for Gen Z being more open about their mental health? There are likely multiple reasons. Prior generations may have paved the way for Gen Z’s openness through increasing awareness of mental health and public campaigns to reduce stigma.

Social media and the internet have connected Gen Z with other people’s stories, be it strangers on the Internet or celebrities and influencers.

Vậy lý do khiến Gen Z cởi mở hơn về sức khỏe tinh thần của họ là gì? Có thể có nhiều lý do. Các thế hệ trước có thể đã mở đường cho sự cởi mở của Gen Z thông qua việc nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần và các chiến dịch cộng đồng nhằm giảm bớt sự kỳ thị.

Mạng xã hội và internet đã kết nối Gen Z với câu chuyện của người khác, có thể là những người lạ trên Internet hay những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng.

All of these factors may have made it easier for Gen Z to talk openly about their mental health struggles compared to previous generations such as Millenials and Gen X (many of their parents’ generation). Normalizing conversations about mental health mean that Gen Z has the ability to deal with their issues and move on rather than staying stuck—and that’s the choice many of them are making. 

This generation doesn’t want to be held back by mental health concerns. Rather, they’d like to get treatment for them so that they have good mental health to do the things that they want to do in life. They don’t want to be held back by mental health problems, because they have seen that it’s possible to feel better and want that for themselves.

Tất cả những yếu tố này có thể đã giúp Gen Z dễ dàng nói chuyện cởi mở hơn về những khó khăn về sức khỏe tâm thần của họ so với các thế hệ trước như Millenials và thế hệ X (nhiều người thuộc thế hệ cha mẹ của họ). Bình thường hóa các cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần có nghĩa là Gen Z có khả năng giải quyết các vấn đề của họ và tiếp tục cuộc sống thay vì để bản thân bị mắc kẹt – và đó là lựa chọn mà nhiều người trong số họ đang thực hiện.

Thế hệ này không muốn bị cản trở bởi những lo ngại về sức khỏe tâm thần. Đúng hơn, họ muốn được điều trị để họ có sức khỏe tinh thần tốt để làm những điều họ muốn làm trong cuộc sống. Họ không muốn bị cản trở bởi các vấn đề sức khỏe tinh thần, bởi vì họ thấy rằng họ có thể cảm thấy tốt hơn và muốn điều đó cho bản thân.

Reduced Stigma: Why There Is Less Mental Health Stigma Among Gen Z

Giảm sự kì thị: Tại sao có ít sự kì thị về sức khỏe tinh thần trong Gen Z

Another reason that Gen Z might be receiving treatment more often than previous generations is that there is less stigma around them asking for help.

Unlike Millenials and Gen X’ers, who still belonged to a generation in which talking about mental health problems or asking for help was viewed as unusual or wrong, Gen Z are part of a cohort who doesn’t feel that same stigma. This begs the question: why is there less stigma for this generation? Why has the stigma lessened in the era of Gen Z?

Một lý do khác khiến Gen Z có thể được trị liệu thường xuyên hơn các thế hệ trước là do họ ít bị kỳ thị hơn khi yêu cầu giúp đỡ.

Không giống như Millenials và thế hệ X, những người thuộc thế hệ mà việc nói về các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc yêu cầu giúp đỡ bị coi là bất thường hoặc sai trái, Gen Z là một phần của nhóm không cảm thấy kỳ thị tương tự. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao thế hệ này lại ít bị kỳ thị hơn? Tại sao sự kỳ thị giảm bớt trong thời đại Gen Z?

Normalizing Mental Health Treatment

Bình thường hóa việc điều trị sức khỏe tâm thần

Gen Z has grown up in a world where it’s normal and considered natural to get treatment for psychological problems. They don’t know any different and so they don’t attach any bad feelings to speaking about it.

Asking for help for mental health is viewed as a strength rather than a weakness among Gen Z, the same as going to the doctor for a broken bone would be seen as a smart thing to do.

Gen Z đã lớn lên trong một thế giới nơi mà việc điều trị các vấn đề tâm lý được coi là bình thường và đương nhiên. Họ không biết điều gì khác biệt và vì vậy họ không có bất kỳ cảm giác tồi tệ nào khi nói về điều đó.

Yêu cầu giúp đỡ về sức khỏe tâm thần được coi là một điểm mạnh chứ không phải là điểm yếu ở Gen Z, giống như việc đến gặp bác sĩ vì bị gãy xương sẽ được coi là một điều thông minh nên làm.

Social Media to Destigmatize

Truyền thông xã hội đến xóa bỏ sự kì thị

Social media has helped to normalize mental health problems and reduce stigma among this generation through interconnectedness and shared understanding. Gen Z has a feeling of social support through their connections online that previous generations did not have.

Gen Z has grown up in an age where getting help is promoted and normalized (e.g., seeing ads for online therapy on social media). Baby Boomers didn’t see the Internet emerge in many cases until their 40’s and 50s. Gen X wasn’t regularly on the Internet until their late 20’s. Some Millenials grew up with the Internet but others did not.

In contrast, Gen Z has grown up with the full spectrum of awareness when it comes to mental health. Rather than being hidden in the shadows, mental health is discussed in the same way that one would talk about brushing their teeth or washing their hair. Social media and the Internet is largely the driving force behind this change in perspective, along with gradually changing views in mainstream media and public perception.

Các phương tiện truyền thông xã hội đã giúp bình thường hóa các vấn đề sức khỏe tâm thần và giảm bớt sự kỳ thị trong thế hệ này thông qua sự kết nối và hiểu biết chung. Gen Z có cảm giác được xã hội hỗ trợ thông qua các kết nối trực tuyến mà các thế hệ trước không có được.

Gen Z đã lớn lên trong thời đại mà việc nhận trợ giúp được khuyến khích và bình thường hóa (ví dụ: xem quảng cáo về liệu pháp trực tuyến trên mạng xã hội). Những người trong thế hệ Baby Boomers không thấy Internet xuất hiện trong nhiều trường hợp cho đến những năm 40 và 50 tuổi. Gen X không thường xuyên sử dụng Internet cho đến cuối những năm 20 tuổi. Một số người thuộc nhóm Millennials lớn lên cùng Internet nhưng những người khác thì không.

Ngược lại, Gen Z đã lớn lên với đầy đủ nhận thức về sức khỏe tâm thần. Thay vì bị che giấu trong bóng tối, sức khỏe tâm thần được thảo luận giống như cách người ta nói về việc đánh răng hoặc gội đầu. Phương tiện truyền thông xã hội và Internet phần lớn là động lực đằng sau sự thay đổi quan niệm này, cùng với sự thay đổi quan niệm dần dần trên các phương tiện truyền thông chính thống và nhận thức của công chúng.

Call Out Culture

Văn hóa chỉ trích công khai

Gen Z has grown up in a world where it is the norm for stigma to be called out as unacceptable. This is especially evident in how language has changed (i.e., certain terms referring to mental health have become unacceptable to use because of their negative connotation).

Generations prior to Gen Z were often more limited in what they knew about mental health to what their parents told them, what they learned in school, and what was generally whispered or gossiped about in their personal lives and in popular culture.

Gen Z đã lớn lên trong một thế giới mà sự kỳ thị bị chỉ trích như là một điều không thể chấp nhận được. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong cách sử dụng ngôn ngữ đã thay đổi (nghĩa là, một số thuật ngữ nhất định đề cập đến sức khỏe tâm thần đã không còn được được chấp nhận vì hàm ý tiêu cực của chúng).

Các thế hệ trước Gen Z thường bị hạn chế về những gì họ biết về sức khỏe tâm thần, không nhiều hơn so với những gì họ được nghe từ cha mẹ, được học ở trường, và những điều họ thường rỉ tai nhau hoặc bàn tán trong cuộc sống cá nhân và trong văn hóa đại chúng.

What Other Generations Can Learn From Gen Z

Các thế hệ khác có thể học hỏi được những gì từ Gen Z

What can other generations learn from Gen Z when it comes to being more open about mental health concerns, seeking treatment when it’s warranted, and reducing stigma? Below are some takeaways for anyone in an older generation than Gen Z.

Các thế hệ khác có thể học được gì từ Gen Z trong việc cởi mở hơn với các mối lo về sức khỏe tâm thần, tìm cách điều trị khi cần thiết, và giảm bớt sự kỳ thị? Dưới đây là một số điều cần lưu ý dành cho bất kỳ ai thuộc thế hệ cũ hơn Gen Z.

Social Media Isn’t All Bad

Phương tiện truyền thông xã hội không phải là không tốt

There is a tendency for those from other generations, particularly Gen X and Baby Boomers, to consider the Internet and online world to be a negative distraction for younger generations. However, this perspective doesn’t take into account the benefits of being connected to others on a global scale.

Những người thuộc các thế hệ khác, đặc biệt là thế hệ X và Baby Boomers, có xu hướng coi Internet và thế giới trực tuyến là sự xao nhãng tiêu cực đối với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, quan niệm này không xem xét đến lợi ích của việc kết nối với những người khác trên phạm vi toàn cầu.

Generational Learning

Việc học tập mang tính thế hệ

For those who are parents of Gen Z children, the lesson to be learned is that your children are already likely more open and authentic than you when it comes to mental health.

For this reason, it’s important to listen to them when they talk to you about their mental health concerns rather than to brush these off or change the subject. Gen Z is used to talking openly about their mental health, and they need their parents to follow suit.

Đối với những bậc cha mẹ có con thuộc Gen Z, bài học rút ra là con bạn đã có thể cởi mở và chân thực hơn bạn khi nói đến sức khỏe tâm thần.

Vì lý do này, điều quan trọng là phải lắng nghe chúng khi chúng nói chuyện với bạn về những lo lắng liên quan đến sức khỏe tâm thần thay vì gạt đi hoặc thay đổi chủ đề. Gen Z đã quen nói chuyện cởi mở về sức khỏe tâm thần của mình, và họ cũng cần cha mẹ làm theo.

Screen Time Is Connection

Thời gian sử dụng các thiết bị là sự kết nối

Although some from the older generations might equate screen time with isolation and loneliness, Gen Z utilizes screen time to make connections and feel less alone.

Other generations could learn from this in terms of broadening their perspective of what constitutes friendship or connection. Did you have a pen pal growing up? In the digital era, pen pals have moved online. Don’t discount the importance of online connections in an increasingly digital world. 

Mặc dù một số người thuộc thế hệ cũ có thể đánh đồng khoảng thời gian sử dụng thiết bị với sự cô lập và cô đơn, nhưng Gen Z lại tận dụng thời gian sử dụng thiết bị để tạo kết nối và cảm thấy bớt cô đơn hơn.

Các thế hệ khác có thể học hỏi từ điều này bằng cách mở rộng quan điểm của họ về những gì tạo nên tình bạn hoặc sự kết nối. Bạn có một người bạn qua thư khi lớn lên không? Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, bạn bè qua thư đã chuyển sang nói chuyện trực tuyến. Đừng giảm bớt tầm quan trọng của kết nối trực tuyến trong một thế giới ngày càng gia tăng việc sử dụng kỹ thuật số.

No Limitations

Không giới hạn

Previous generations to Gen Z may have used their mental health or mental illness as a reason for being limited in life.

However, Gen Z is aware that mental health is just one aspect of their lives, and one that can be improved with help.

Other generations could learn that treating mental health isn’t showing your weakness; rather, it’s building your strength.

Các thế hệ trước của Gen Z có thể đã lấy vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc bệnh tâm thần của mình làm lý do để bị hạn chế trong cuộc sống.

Tuy nhiên, Gen Z nhận thức được rằng sức khỏe tâm thần chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống của họ và có thể được cải thiện nếu được giúp đỡ.

Các thế hệ khác có thể học được rằng việc điều trị sức khỏe tâm thần không bộc lộ điểm yếu của bạn; mà đúng hơn, nó đang xây dựng sức mạnh của bạn.

Open Communication

Trò chuyện cởi mở

Gen Z is used to talking openly about their mental health, and other generations could learn from this. Open communication among families, between parents and kids, and among generations will mean less adults with emotional baggage.

What’s more, talking openly about mental health can help to inform the younger generation of what to expect in their own lives. Knowing that a family member has struggled with a particular issue could help them to communicate with doctors about their own risk. Keeping mental health in the shadows helps no one.

Gen Z đã quen nói chuyện cởi mở về sức khỏe tâm thần của họ và các thế hệ khác có thể học hỏi từ điều này. Việc trò chuyện cởi mở giữa các gia đình, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thế hệ sẽ có nghĩa là người lớn sẽ có ít di chứng về mặt cảm xúc hơn.

Hơn nữa, việc nói chuyện cởi mở về sức khỏe tâm thần có thể giúp thông tin cho thế hệ trẻ về những gì sẽ xảy ra trong cuộc sống của chính họ. Việc biết được rằng một thành viên trong gia đình đang phải vật lộn với một vấn đề cụ thể có thể giúp họ trao đổi với bác sĩ về nguy cơ của chính họ. Việc che giấu các vấn đề về sức khỏe tâm thần không giúp được ai.

Active In Treatment

Chủ động điều trị

Finally, Gen Z has taught other generations that being active in your own treatment and recovery is critical for managing stress and moving toward getting what you want out of life. Rather than avoiding the problem, facing it and finding help is the best strategy for managing mental health.

Cuối cùng, Gen Z đã dạy các thế hệ khác rằng việc chủ động trong quá trình điều trị và phục hồi của chính mình là điều cốt lõi để kiểm soát căng thẳng và hướng tới việc đạt được những gì bạn mong muốn trong cuộc sống. Thay vì trốn tránh vấn đề, đối mặt với nó và tìm kiếm sự giúp đỡ là chiến lược tốt nhất để quản lý sức khỏe tâm thần.

A Word From Verywell

Vài lời từ Verywell

Each generation’s perspective is rooted in the environment in which they were raised. Regardless of how much stress Gen Z continually seems to endure, it’s true that every generation has had their own type of stress and dealt with it in their own way. Change is necessary to evolve to a better way of living, and this change is inevitable. Regardless of what generation you belong to, keep your eyes and ears open so that you can keep current. What might feel wrong to you today, could be the norm tomorrow. As they say, the only thing constant is that there will be change.  

Quan điểm của mỗi thế hệ đều bắt nguồn từ môi trường họ lớn lên. Bất kể Gen Z liên tục phải chịu đựng căng thẳng đến mức nào, thì sự thật là mỗi thế hệ đều có loại căng thẳng riêng và cách giải quyết nó theo cách riêng của họ. Thay đổi là cần thiết để hướng tới một lối sống tốt hơn, và sự thay đổi này là không thể tránh khỏi. Bất kể bạn thuộc thế hệ nào, hãy luôn lắng nghe và mở rộng tầm nhìn của mình để có thể theo kịp hiện tại. Điều gì có thể khiến bạn cảm thấy không ổn hôm nay, có thể là điều bình thường vào ngày mai. Như người ta vẫn thường nói, điều duy nhất không đổi là sẽ luôn có sự thay đổi

——

Nguồn bài viết: https://www.verywellmind.com/why-gen-z-is-more-open-to-talking-about-their-mental-health-5104730

Nguồn hình ảnh: https://www.herzindagi.com/health/as-a-gen-z-i-want-you-to-talk-about-mental-health-article-218681

Để lại một bình luận