2.1 ĐÁNH GIÁ BẰNG CHỨNG VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Chuyển ngữ bởi: Thiện Đức, Xuân Thương

Lời dẫn nhập Chương II

Nhiều năm trước khi tôi đang xem một bộ phim tài liệu về tự nhiên của kênh Discovery về loài voi. Khi người dẫn chương trình thảo luận về lượng thức ăn khổng lồ mà voi tiêu thụ, ông ấy bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về hệ tiêu hóa của chúng. Ông nhận xét rằng một con voi trung bình trong một ngày ngày xì hơi ra lượng khí gas đủ để đẩy một chiếc ô tô đi được khoảng 20 dặm (32 km). Tôi nghĩ, “Chà, nghe hay đấy chứ!” và tôi đã nói với một số người về điều thú vị mà tôi đã nghe được đó.

Sau đó, tôi bắt đầu nghĩ, “Chờ một chút. Ai đã đo lường điều đó? Ai đã gắn một quả bóng bay vào đuôi con voi và thu khí gas trong 24 giờ? Và sau đó đặt vào một chiếc xe hơi và lái xe? Đó là một chiếc ô tô cỡ lớn hay một chiếc ô tô hạng phổ thông? Lưu thông trong thành phố hay đường cao tốc? Làm thế nào để họ biết rằng họ đã đo một con voi điển hình? Họ có xác định được điểm trung bình cho một quần thể voi không? ” Sự nghi ngờ của tôi nhanh chóng tăng lên.

Bạn có thể nói “Ồ, ai quan tâm điều đó?” Bạn nói đúng; việc một người có thể đẩy một chiếc xe hơi bằng khí thải của voi đi bao xa không thành vấn đề. Tuy nhiên, ý của tôi ở đây không phải là chế giễu những người làm phim tài liệu này mà là bông đùa chính bản thân mình. Tôi đã nói với hai người về tuyên bố này trước khi tôi bắt đầu nghi ngờ về ý tưởng đó. Trong nhiều thập kỷ, tôi đã hướng dẫn sinh viên đặt câu hỏi về các tuyên bố và đánh giá bằng chứng, tuy nhiên trong trường hợp này, tôi đã chấp nhận một cách vô lập luận, một tuyên bố ngớ ngẩn và đi chia sẻ chuyện này với cả những người khác, những người mà tôi biết, và có thể họ đã tiếp tục nói với người khác nữa. Vấn đề ở đây là tất cả chúng ta đều dễ dàng bị khuất phục trước những cám dỗ về lý luận và niềm tin, dễ dàng chấp nhận những tuyên bố không có nhiều bằng chứng hỗ trợ . Điều nên làm lúc này với mỗi cá nhân, đó là tất cả chúng ta cần phải tự nghiêm khắc bản thân để đặt câu hỏi về bằng chứng, đặc biệt là bằng chứng hỗ trợ cho những tuyên bố mà chúng ta muốn tin. Chương này sẽ đề cập đến những vấn đề  liên quan đến việc đánh giá bằng chứng trong tâm lý học.

2.1 ĐÁNH GIÁ BẰNG CHỨNG VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Điều gì tạo nên một lời giải thích? Hãy xem xét câu trích dẫn sau (“The Medals and the Damage Done,” 2004, p. 604)::

Năm 2002, [Michael] Brennan là một nhà vô địch chèo thuyền Vương quốc Anh. . . . Khi các trận đua Olympic gần kề, Brennan cảm rất thấy tự tin. Tuy nhiên . . . Trong 12 tháng qua, khả năng của Brennan đã bị giảm sút do cảm lạnh liên tục, các khớp đau nhức và mệt mỏi. . . . Khi các cuộc đua bắt đầu vào tháng 4, Brennan. . . hoàn thành phần thi đấu của mình và xếp cuối hạng. “Tôi không thể tin được,” anh nói. Và khi tìm một lời giải thích từ một bác sĩ thể thao có kinh nghiệm, anh nhận được lời giải thích rất hiển nhiên: Brennan mắc “hội chứng kém hiệu quả không rõ nguyên nhân” (UPS).

Bạn nghĩ sao? “Hội chứng kém hiệu quả không rõ nguyên nhân” có phải là lời giải thích không? Hãy xem xét các ví dụ khác: Các loài chim bay về phía nam trong mùa đông “là vì bản năng.” Một số người đánh nhau “vì họ hung hăng.” Một số học sinh gặp khó khăn khi chú ý “bởi vì trẻ mắc chứng rối loạn giảm chú ý” Những câu này có phải là lời giải thích không? Hay những giải thích này cũng không khá hơn hội chứng kém hiệu quả không rõ nguyên nhân ở trên? Một lời giải thích hay không chỉ là đặt tên cho một thứ gì đó, và việc tìm ra những lời giải thích hay đòi hỏi phải có nghiên cứu giá trị.

 

Leave a Reply